Mục lục bài viết
Một làn da cháy nắng là “nỗi khiếp đảm” của nhiều chị em. Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh, bảo vệ để không gặp phải tình trạng da cháy nắng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho làn da cháy nắng nhưng có 5 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
Làn da mỏng manh bẩm sinh
Da người có cấu tạo gồm 3 tầng là biểu bì, trung bì và hạ bì. Nhiều người có làn da bẩm sinh khá mỏng manh do yếu tố di truyền, tầng hạ bì của họ sẽ mỏng manh hơn so với người bình thường vì lượng collagen và elastin trong da thấp, da kém linh hoạt và thiếu độ đàn hồi khiến da dễ bắt nắng gây nên tình trạng da cháy nắng.
Làn da mỏng do tuổi tác
Khi tuổi tác cao, biến đổi về mặt nội tiết tố làm cho lượng collagen và elastin trong cơ thể giảm dẫn tới hiện tượng da mỏng manh và yếu khiến da mất đi một lớp bảo vệ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.

Cháy nắng do sinh hoạt và hoạt động thể chất hàng ngày
Thói quen sinh hoạt
Chị em thường chủ quan rằng nếu chỉ làm việc trong môi trường không có ánh nắng như: văn phòng, ở nhà…thì sẽ không bị ánh sáng mặt trời làm ảnh hưởng đến làn da. Thế nhưng đó là suy nghĩ sai lầm vì theo các chuyên gia da liễu làm việc trong môi trường công sở hay nội trợ tại nhà cũng có thể gặp tình trạng làn da cháy nắng.
Cháy nắng do hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất như: thể thao, bơi lội…. giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng da cháy nắng.

Bơi lội: nước trong hồ bơi thường có thành phần tẩy rửa cao đặc biệt là clo, các chất tẩy rửa này khiến làn da bị bào mòn nghiêm trọng nên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làn da sẽ xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, ngứa, cháy nắng.
Chơi thể thao ngoài trời: hoạt động ngoài trời trong thời gian dài cũng khiến làn da cháy nắng dù cho bạn có dùng kem chống nắng hay không.
Cháy nắng do hoạt động nghỉ dưỡng
Vào những kỳ nghỉ dài ngày, mọi người thường lựa chọn đi du lịch và một trong những lựa chọn tuyệt vời chính là đi biển.

Khi đi biến làn da sẽ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng tổn thương do tia cực tím tác động gây biến đổi cấu trúc DNA dưới bề mặt da khiến làn da cháy nắng.
Da cháy nắng do những hiểu biết sai lầm
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng mặt trời giúp cơ thể chúng ta hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn nhưng một số người lại hiểu sai, hiểu không đủ về lời khuyên này dẫn đến việc làm da bị tổn thương.

Ánh nắng mặt trời gồm 2 loại tia là UVA và UVB
Vào khoảng thời gian trước 9h sáng, mặt trời có tia UVB rất tốt cho da vì cung cấp một lượng vitamin D dồi dào giúp cho xương chắc khoẻ và tăng cường hoạt động trao đổi các chất của cơ thể. Tuy nhiên từ sau 9h, là trong khoảng từ 12h-16h chiều, tia UVB lại trở nên vô cùng nguy hiểm với làn da của chúng ta. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới bề mặt da, làm ảnh hưởng đến AND khiến làn da cháy nắng, sạm đen và tăng nguy cơ ung thư da.
Tia UVA mặc dù không gây tác động xấu trực tiếp lên da như tia UVB nhưng chúng lại “âm thầm” tác động xấu vào lớp biểu bì của da, phá huỷ dưỡng chất collagen trong da, dẫn đến độ đàn hồi của da suy giảm nghiêm trọng, làm cho da sạm đen và nám sạm.
Thông tin liên hệ
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM