Mục lục bài viết
Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp vào top những loại ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo Tổ chức ung thư toàn cầu Glocoban 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động. Trang bị kiến thức cần thiết ngay từ bây giờ là việc làm cần thiết giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Trong tập 8 của chương trình tư vấn trực tuyến cùng bác sĩ, ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư phổi, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị để chủ động bảo vệ sức quả chính mình cũng như gia đình hiệu quả.

1. Trò chuyện cùng bác sĩ
Dạ thưa Bác sĩ, thì Bác sĩ có thể nói rõ hơn về bệnh ung thư Phổi là gì không ạ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Ung thư phổi là căn bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ung thư phổi là các tại phổi phát triển một cách không kiểm soát được, nhân đôi lên và hình thành các khối u tại phổi gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Ung thư phổi được chia làm hai loại là: ung thư phổi nhỏ và ung thư phổi không nhỏ.
Dạ vâng, vậy nguyên nhân gây nên ung thư phổi là gì thưa bác sĩ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Bệnh ung thư phổi ngày nay không chỉ gặp nhiều ở nam giới mà còn gặp nhiều ở nữ giới. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, không chỉ những người hút thuốc lá mà những người ngửi thuốc lá cũng có nguy cơ bị ung thư phổi. Bên cạnh đó một số nguyên nhân khác cũng góp phần thúc đẩy ung thư phổi đó là:
- Môi trường sống, môi trường làm việc, không khí bị ô nhiễm.
- Tia bức xạ (tia bức xạ ion hóa, tia phóng xạ), chẳng hạn như các trạm phát sóng hoặc tia X trong Y tế là những yếu tố nguy cơ làm biến đổi gen của phổi, từ đó của phổi phát triển không kiểm soát, hình thành các khối u tại phổi.
- Những người mắc các bệnh lý mãn tính như: lao phổi cũ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lâu năm một khi điều trị không triệt để hoặc không kiểm soát được cũng dễ thúc đẩy ung thư phổi.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị mắc ung thư phổi thì nguy cơ mắc ung phổi của bạn sẽ cao hơn những người bình thường.
Dạ Bác sĩ có thể cho biết một vài hậu quả và triệu chứng của ung thư phổi để mọi người lưu ý hơn về sức khỏe của chính mình ạ.
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Thông thường trong giai đoạn đầu, ung thư phổi rất khó phát hiện do các triệu chứng không xuất hiện hoặc xuất hiện khá mơ hồ. Do đó, việc tầm soát sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta phát hiện các bất thường sớm ở cơ quan hô hấp, khi có thay đổi trong cơ thể sẽ tầm soát chuyên sâu hơn để xác định chính xác các khối u rất nhỏ ngay từ giai đoạn rất sớm.
Tuy nhiên, ung thư phổi cũng có thể nhận biết qua các triệu chứng như: ho kéo dài (có điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi), khó thở, đau ngực, nặng hơn có thể ho đờm màu đỏ.
Ung thư phổi gây ra những hậu quả như: làm giảm chức năng hô hấp ở người bệnh, chỉ cần gắng sức nhẹ làm một việc nào đó cũng có thể cảm thấy khó thở. Khi cơn ho kéo dài và đau tức ngực thường xuyên sẽ gây khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn trễ, khi ung thư phổi di căn đến các cơ quan khác sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan này. Chẳng hạn như di căn đến xương sẽ gây gãy xương ở bất cứ vị trí nào, đau nhức xương; di căn đến gan có thể gây vàng da, tắc mật, chán ăn, sụt cân, chướng bụng; di căn đến 2 phổi gây khó thở, đau tức ngực nặng; di căn não ảnh hưởng đến các điều khiển vận động tri giác, cảm giác. Chúng ta có thể thấy rằng nếu bệnh tiến triển càng nặng nặng thì nguy cơ tử vong sớm càng cao.
Lúc nãy Bác sĩ có nhắc đến đối tượng mắc ung thư phổi bao gồm cả nam giới và nữ giới. Vậy Bác sĩ có thể nói rõ hơn về hai đối tượng này không ạ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Ngày nay không chỉ nam giới mà nữ giới mắc ung thư phổi chiếm tỷ lệ cũng khá cao. Nguyên nhân do hút thuốc lá thụ động (ngửi khói thuốc lá) và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, không khí nơi làm việc hay tại môi trường sống. Đặc biệt nguy cơ biến đổi gen hầu như đều xảy ra đối với tất cả mọi người ở độ tuổi 60 trở lên.
Trong cơ thể mỗi người ai cũng có gen sinh ung (gen sinh ra ung thư) và gen chống lại ung thư. Nếu gen sinh ung trội hơn thì nguy cơ dẫn đến ung thư rất cao. Những người trên 60 tuổi thì quá trình nhân đôi dễ bị sai sót dẫn đến quá trình phân chia mất kiểm soát, là ở phổi. Khi người đó có yếu tố nguy cơ thì càng dễ mắc ung thư phổi.
Theo như nhiều thông tin chia sẻ, căn bệnh ung thư vẫn có xuất hiện ở trẻ em, vậy thì đối với căn bệnh ung thư Phổi này trẻ em có bị mắc phải không ạ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Bệnh ung thư phổi có tính di truyền, vì thế nếu trong gia đình có người thân bị mắc ung thư phổi thì khả năng bạn mắc loại ung thư này sẽ cao hơn những người bình thường. Vì thế trẻ em cũng có khả năng mắc ung thư phổi, nhưng thường tỷ lệ mắc rất thấp.
Dạ thưa bác sĩ, các giai đoạn của ung thư phổi được thể hiện như thế nào và nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị sớm và trả lại sự khỏe mạnh cho người bệnh được hay không?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng thường có 4 giai đoạn. Tùy theo giai đoạn khác nhau, ung thư phổi sẽ có các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Nếu phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị khỏi càng cao và ít tốn kém chi phí. Ở giai đoạn 1 và 2, ung thư phổi thường ít ảnh hưởng đến cơ quan khác nên gây ít triệu chứng. Nhưng ở giai đoạn 3,4 có thể di căn đến các cơ quan như tim, gan, xương, não, hai phổi,… khi di căn đến cơ quan nào sẽ gây ảnh hưởng và làm suy giảm chức năng cơ quan đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ung thư phổi có phân thành nhiều loại không thưa bác sĩ? Nếu có thì bác sĩ có thể chia sẻ để mọi người cùng biết được không ạ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Ung thư phổi gồm 2 loại: ung thư phổi nhỏ và ung thư phổi không nhỏ. Dựa vào hình ảnh, mô bệnh học, và thông thường là dựa vào kết quả sinh thiết sẽ phân loại được ung thư phổi. Những người nằm trong đối tượng nguy cơ cao thường hay gặp phải ung thư phổi không nhỏ hơn và loại ung thư này tỷ lệ gặp phải chiếm đến 80%. Ung thư phổi nhỏ tuy chiếm tỷ lệ ít hơn (15-20%) nhưng tiên lượng của ung thư này rất nặng, tỷ lệ tái phát cao và bệnh thường diễn tiến rất nhanh, có thể dẫn đến tử vong sớm ở giai đoạn trễ.
Việc tầm soát sức khỏe định kỳ giúp chúng ta biết được cơ thể đang như thế nào, khỏe mạnh hay đang mắc phải bệnh gì đó! Từ đó có cho mình một hướng điều trị cũng như phòng ngừa bệnh có thể xảy ra – Đây là một cách để làm chủ cuộc sống của chính mình. Vậy bác sĩ ơi, tầm soát sẽ bao gồm những hạng mục nào? Bác sĩ có thể nói rõ hơn về dịch vụ tầm soát không ạ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phương tiện chẩn đoán ung thư hiện đại có thể giúp chẩn đoán chính xác mầm mống bệnh tật từ rất sớm, từ đó giúp con người chủ động điều trị bệnh kịp thời, tăng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn trước khi bị ung thư gọi tên. Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi sở hữu hệ thống máy móc tầm soát hiện đại bậc Việt Nam: thiết bị chụp CT, MRI, chụp nhũ ảnh, siêu âm, xét nghiệm phân tử cao cấp giúp phát hiện sớm được ung thư phổi, kết hợp với sinh thiết để đưa ra kết quả chính xác cho người bệnh.
2. Giải đáp thắc mắc
Câu hỏi 1 – Anh Đức Minh (Quận 3, HCM)
Chào bác sĩ, Tôi đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), vậy bệnh này theo thời gian có diễn tiến thành ung thư phổi hay không?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Về cơ chế, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể gây ung thư phổi nhưng đây là yếu tố nguy cơ thúc đẩy và làm biến đổi gen, có thể dẫn đến ung thư phổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường xảy ra ở những người hút thuốc lá lâu năm, gây suy giảm chức năng hô hấp. Bệnh ung thư phổi cũng có nguyên nhân từ thuốc lá. Chính vì thế, người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có khả năng bị ung thư phổi.
Câu hỏi 2 – Chị Yến (Quận 10, HCM)
Chào bác sĩ, chồng tôi đi khám và bác sĩ bảo có khối u, dạo gần đây thì hay ho, đau tức ngực và khó thở. Chồng tôi cũng có hút thuốc nhưng không nhiều. Tôi không biết đây có phải triệu chứng của ung thư phổi hay không?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Trường hợp chồng chị Yến không biết khối u được chẩn đoán dựa trên phương tiện nào, chụp X-Quang hay CT? Để có kết quả chính xác, anh chị hãy đến địa chỉ y tế có trang thiết bị hiện đại kiểm tra. Nếu xác nhận có khối u, cần sinh thiết giải phẫu bệnh lý để khẳng định chắc chắn đó có phải là ung thư phổi hay không.
Câu hỏi 3 – Chị Trang (Hà Nội)
Bác sĩ ơi, nếu bị ung thư phổi thì có điều trị bằng cách nào vậy bác sĩ? Và cơ hội sống có cao không vậy bác sĩ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Nếu ung thư phổi còn trong giai đoạn sớm thì có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u, có thể kết hợp với liệu pháp điều trị hỗ trợ như hóa trị, xạ trị. Điều trị ung thư phổi trong giai đoạn càng sớm khả năng khỏi bệnh càng cao. Ngược lại, khi bệnh tiến triển nặng, khối u đã xâm lấn và lan sang các cơ quan khác, quá trình điều trị khó khăn hơn, chủ yếu là điều trị toàn thân bằng hóa trị, xạ trị nhưng cũng rất giới hạn.
Ngày nay, có một phương pháp mới có thể kết hợp để điều trị ung thư đó là liệu pháp trúng đích nhằm tiêu diệt nguyên nhân gây ung thư và miễn dịch liệu pháp, tùy vào giai đoạn mà có thể được chỉ định kết hợp đế giúp bệnh nhân nhân giảm triệu chứng, trở lại sinh hoạt bình thường, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu hỏi 4 – Chị Ngọc Minh (Tân Phú, TPHCM)
Bác sĩ ơi. Nhà tôi có tiền sử có người mắc phải căn bệnh ung thư phổi. Không biết căn bệnh có di truyền hay ảnh hưởng gì không vậy bác sĩ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Như đã chia sẻ ở trên, ung thư phổi là căn bệnh có tính di truyền. Nếu người thân gia đình bị ung thư phổi thì khả năng mắc bệnh của bạn cao hơn những người bình thường. Tốt bạn nên thực hiện tầm soát sức khỏe để kiểm tra chính xác .
Câu hỏi 5 – Anh Tâm (Q7, TPHCM)
Chào bác sĩ, tôi là Giám đốc xây dựng, tính chất công việc tôi phải đứng giám sát công trường nhiều nên tiếp xúc nhiều bụi, mấy ngày gần đây tôi hay ho. Không biết việc tiếp xúc bụi như vậy có ảnh hưởng gì đến phổi của tôi không vậy bác sĩ? Và tôi muốn ngăn ngừa bệnh này thì có cách nào không bác sĩ?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Môi trường làm việc của anh Tâm đứng giám sát công trường có tính chất ô nhiễm. Trong bụi bẩn có thể lẫn các chất như amiăng, niken hoặc bụi từ đá, xi măng, gạch. Đây là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư phổi.
Nếu như gần đây anh có triệu chứng hay ho thì tốt nên đi đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, tầm soát sức khỏe . Đặc biệt chú ý đến cơ quan hô hấp, nếu có triệu chứng bất thường thì có giải pháp điều trị sớm.
Bệnh ung thư phổi gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy có những phương pháp điều trị nào và các bệnh nhân khác nhau có cách điều trị khác nhau không thưa Bác?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Ung thư phổi được điều trị bằng phương pháp đa mô thức, có nghĩa là có thể kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp trúng đích, liệu pháp . Tùy theo giai đoạn khác nhau sẽ có phương thức điều trị khác nhau. Tuy nhiên cùng một giai đoạn ở hai bệnh nhân, phương pháp điều trị ở mỗi bệnh nhân có thể sẽ khác nhau. Ngày nay, các xét nghiệm phân tử phát hiện ra các đột biến gen của từng bệnh nhân. Chằng hạn như bệnh nhân này bị ung thư phổi giai đoạn 4 nhưng có biểu hiện đột biến gen này, bệnh nhân khác cũng bị ung thư giai đoạn 4 nhưng biểu hiện đột biến gen khác. Chính vì thế phương thức điều trị sẽ khác nhau và cá nhân hóa từng bệnh nhân. Nhờ đó, hiệu quả điều trị cao hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
Câu 6 – Chị Tú (Đồng Nai)
Tôi có nghe về phổi ứ nước. Vậy cụ thể căn bệnh này là như thế nào?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Trong Y học, hiện tượng này thường gọi là dịch trong màng phổi. Khi mắc ung thư phổi bệnh nhân rất dễ gặp tình trạng tràn dịch màng phổi.
Tràn dịch màng phổi là dịch này hình thành từ khoang màng phổi. Khi bị tràn dịch thì nên đi thăm khám, tầm soát để kiểm tra nguyên nhân có phải do đang mắc ung thư phổi, lao phổi hay một bệnh lý viêm nhiễm nào đó liên quan đến phổi. Từ đó sớm có biện pháp điều trị kịp thời.
Câu 7 – Anh Trí (HCM)
Tôi có tiền sử bị bệnh lao phổi thì có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi hay không?
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:
Trường hợp bệnh lý lao phổi đã điều trị, điều trị khỏi có tổn thương lao cũ thì những tổn thương lao cũ này vẫn có khả năng hình thành các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư phổi.
Khi thấy hiện tượng này, nhiều bệnh nhân cứ ngỡ là bệnh lao cũ tái phát và rất dễ nhầm lẫn. Thậm chí cũng có thể tồn tại song song vừa bị lao phổi, vừa bị ung thư phổi.
Qua những chia sẻ và giải đáp thắc mắc rất cụ thể của ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường trên đây đã giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về bệnh lý ung thư phổi. Đôi khi chúng ta cứ mãi chạy đua với thời gian mà quên đi sức khỏe mới là điều quan trọng . Ngay từ bây giờ hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của chính mình cũng như những người thân yêu. Đặc biệt là các đối tượng như ông, bà, cha mẹ, những đối tượng có nguy cơ cao. Từ đó chủ động các biện pháp phòng ngừa, điều trị từ sớm bằng các phương pháp hiệu quả.
Để có những giải pháp phát hiện bệnh tật và phòng bệnh từ sớm, vui lòng gọi đến hotline 1900 2840 để được tư vấn sớm .