Ung thư gan và những đều cần biết

Theo thống kê của WHO, Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan theo giới tính nam cao thứ 3 thế giới. Ung thư gan đứng đầu trong các loại ung thư phổ biến ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới với số ca mắc năm 2018 là 25.335 ca. Tỷ lệ mắc bệnh là 23,2 trên 100.000 người ở cả hai giới. 

Block "8_banner-quang-cao-nk" not found

Ung thư gan trong giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện, nhưng một khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như thực trạng số lượng người bệnh ung thư gan ngày càng gia tăng tại Việt Nam, việc trang bị kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ và giải đáp thắc mắc của ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường đến từ Bệnh Viện Quốc Tế DNA ngay dưới đây về chủ đề hiểu hơn về bệnh ung thư gan và tìm kiếm những giải pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. 

ung-thu-gan-va-nhung-dieu-can-biet
ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường giải đáp thắc mắc về chủ đề: “Ung thư gan và những điều cần biết

1. Trò chuyện cùng bác sĩ

Dạ thưa bác sĩ, bác sĩ có thể khái quát về căn bệnh bệnh ung thư gan để mọi người nắm rõ hơn được không ạ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:

Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ung thư gan xuất phát từ gan bởi các khởi phát ung thư ác tính ở gan.

Ung thư gan được phân thành 2 loại: Ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là các gan ác tính (khối u ác tính) khởi phát tại gan. Các khối u này làm phá hủy các gan và cản trở khả năng hoạt động bình thường của cơ quan quan trọng này, khi tiến triển ở giai đoạn trễ sẽ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Còn ung thư gan thứ phát là các ung thư khác di căn đến gan.

Ung thư gan nguyên phát gồm các loại ung thư chính như: ung thư gan biểu mô gan (HCC) chiếm tỷ lệ cao lên đến 80%, ung thư đường mật trong gan, ung thư mạch máu ác tính ở gan hoặc là các khối u khác tại gan. Còn những loại ung thư khác di căn đến gan (ung thư thứ phát) phải kế đến là ung đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư thận, ung thư dạ dày, ung thư tụy và một số ung thư khác. 

Ung thư gan là một trong 6 loại ung thư thường gặp trên thế giới và 1 trong 3 ung thư thường gặp tại Việt Nam, có tỷ lệ tử vong và mắc mới rất cao do bệnh khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Do đó, vấn đề điều trị ung thư gan, đặc biệt là ở giai đoạn trễ vẫn đang là một vấn đề nan giải hiện nay.

Để lại thông tin để được BS tư vấn thêm

Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24h

Theo như bác sĩ chia sẻ thì bệnh ung thư gan rất nguy hiểm, vậy nguyên nhân nào dẫn đến ung thư gan thưa bác sĩ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:

Ở khu vực châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nguyên nhân thường gặp là do viêm gan B, viêm gan C, xơ gan. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nguy cơ như: béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan thoái hóa mỡ. Một số tố cũng có thể gây ung thư gan như aflatoxin (thường có trong những ngũ cốc lên mốc), những người sử dụng rượu quá nhiều cũng tăng nguy cơ ung thư gan. 

Một trong những nguyên nhân gây ung thư gan thường gặp là do xơ gan. Vậy bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về căn bệnh này được không ạ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:

Xơ gan là tình trạng các gan bị xơ hóa, làm ảnh hưởng đến chức năng gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Để tiến đến giai đoạn ung thư gan cần trải qua một quá trình là viêm gan mạn, viêm gan thoái hóa mỡ, các bệnh lý gan mạn tính, sau đó đến xơ gan và dẫn đến ung thư gan 

Những bệnh nhân ung thư gan có tỷ lệ xơ gan cao (chiếm 80%). Số còn lại có thể do viêm gan, viêm mạn tính dẫn đến ung thư gan mà không trải qua xơ gan. 

Vậy những đối tượng nào dễ mắc phải bệnh ung thư gan? Nên sàng lọc căn bệnh này như thế nào?  Và giữa đối tượng nam, nữ thì ung thư gan có khác nhau hay không thưa bác sĩ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường: 

Như đã chia sẻ ở trên, những đối tượng có nguy cơ dẫn đến ung thư gan là những người nhiễm viêm gan siêu vi B, C, xơ gan, có tiền sử uống rượu nhiều, những người béo phì hoặc có bệnh lý gan nhiễm mỡ, viêm gan thoái hóa mỡ.

Tỷ lệ ung thư gan ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, nguyên nhân là do nam giới có tỷ lệ viêm gan siêu vi B, C nhiều hơn. Nam giới cũng là đối tượng uống rượu bia nhiều, có tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ nhiều hơn nữ giới.

Dạ thưa bác sĩ, hiện nay có những phương pháp nào giúp chẩn đoán căn bệnh ung thư gan ngay từ sớm không ạ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường: 

Để phát hiện ung thư gan từ sớm, mỗi người chúng ta nên chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ ít mỗi năm một lần, là những người có yếu tố nguy cơ cao.

Tầm soát và chẩn đoán ung thư gan dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau tức vùng hạ sườn phải, ăn uống kém, vàng mắt, vàng da, suy nhược, mất ngủ,… Bên cạnh đó, cần thực hiện khám sức khỏe cận lâm sàng như siêu âm, chụp CT, MRI hay các chất trị liệu ung thư gan.

Để lại thông tin để được BS tư vấn thêm

Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24h

Bệnh ung thư gan có triệu chứng gì đặc biệt hay không thưa bác sĩ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường: 

Tùy theo giai đoạn mà bệnh ung thư gan sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm triệu chứng thường khó phát hiện vì không biểu hiện nhiều bên ngoài. Chính vì vậy mọi người nên tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. 

Một số triệu chứng cảnh báo ung thư gan chúng ta cũng cần chú ý để thăm khám như: chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, đau tức vùng hạ sườn bên phải, hay vàng da, vàng mắt khi đến giai đoạn muộn.

Hiện này có biện pháp phòng ngừa ung thư gan nào vậy thưa bác sĩ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường: 

Để phòng ngừa ung thư gan, chúng ta nên tiêm ngừa viêm gan siêu vi B. Ngoài ra nên chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ, là các trường hợp đối tượng nguy cơ cao (bị viêm gan siêu vi B, C, xơ gan) nên tầm soát 6 tháng một lần và nguy cơ rất cao (vừa nhiễm viêm gan siêu vi B và/hoặc viêm gan siêu vi C, kết hợp với xơ gan) nên tầm soát mỗi 2-3 tháng/lần. 

Trong quá trình tầm soát, nếu nghi ngờ có dấu hiệu ung thư gan thì có thể kết hợp thêm chụp CT, MRI có cản quang hoặc cản từ.

Nếu không may bệnh nhân mắc phải ung thư gan thì phải điều trị bằng phương pháp nào để kéo dài tuổi thọ ạ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Tùy vào giai đoạn ung thư gan sẽ có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Trong giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi và kéo dài tuổi thọ càng cao. Phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến trong giai đoạn 1,2 thường là phẫu thuật. Ngoài ra còn có phương pháp ghép gan, đốt khối u gan bằng sóng cao tầng, xạ trị áp sát có chọn lọc ở khối gan, tiêm cồn, ethanol vào khối gan.

Ở giai đoạn muộn hơn, ngày nay có các phương pháp mới như liệu pháp trúng đích, liệu pháp miễn dịch để can thiệp. Ở giai đoạn cuối thường chỉ chăm sóc giảm nhẹ, điều trị nội khoa nâng đỡ, thời gian sống thường rất ngắn.

Với sự tiến bộ của khoa học, ngày nay điều trị ung thư gan mở ra bước tiến mới. Những người nằm trong giai đoạn muộn của ung thư gan, đã được hướng dẫn của và hướng dẫn quốc tế để đưa liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư gan. Qua các nghiên cứu, khi ứng dụng liệu pháp này để điều trị đã giúp các bệnh nhân ung thư gan kéo dài thời gian sống một cách ngoạn mục. 

Dạ vậy liệu pháp miễn dịch này có cơ chế hoạt động như thế nào thưa bác sĩ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Liệu pháp miễn dịch bằng cách đưa vào cơ thể một lượng lớn miễn dịch đặc biệt. Loại này có khả năng nhận diện các ung thư để tiêu diệt mầm bệnh ngay từ lần chạm trán .

Bình thường, một lượng nhỏ miễn dịch không thể tiêu diệt được mầm mống ung thư, nhưng nhiều miễn dịch thì có thể làm được. Bằng nguyên lý đơn giản ấy, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều thập kỷ qua và nay đã ứng dụng thành công liệu pháp giúp tăng thêm nhiều miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

Liệu pháp sẽ giúp tăng sinh miễn dịch trong mẫu máu được tăng lên gấp nhiều lần. Chỉ một lượng máu nhỏ được lấy ra, đã trả trở về cơ thể một số lượng miễn dịch cho cơ thể sức đề kháng mạnh mẽ.

2. Giải đáp thắc mắc

Câu hỏi 1 – Anh Minh (Quận 7, TP. HCM)

Dạ chào bác sĩ, cho tôi hỏi bệnh viêm gan có dẫn đến ung thư gan hay không? Và tôi cần làm gì khi phát hiện mình bị viêm gan?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Trường hợp này anh Minh nên đi khám để xác định đây là trường hợp viêm gan cấp tính hay mạn tính, và nguyên nhân dẫn đến ung thư gan là gì, do thuốc, do virus (viêm gan siêu vi B hay viêm gan siêu vi C). Nếu viêm gan mạn, có thời gian xuất hiện trên 6 tháng và có khả năng dẫn đến tình trạng xơ gan thì có thể dẫn đến ung thư gan. Do đó a Minh nên đến địa chỉ y tế uy tín để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Câu hỏi 2 – Anh Tú (Quận 1)

Thưa bác sĩ, tôi muốn chẩn đoán ung thư gan thì phải thực hiện ở đâu, và việc chẩn đoán có mất nhiều thời gian hay không?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Để chẩn đoán ung thư gan, anh Tú nên tìm đến những bệnh viện, cơ sở y tế có đầy đủ các trang thiết bị tầm soát hiện đại như máy CT, MRI, có thể xét nghiệm được các chất ung thư. 

Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác xét nghiệm sinh hóa (xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng tuyến nội tiết, dấu ấn ung thư, chức năng gan, thận,…), chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, siêu âm màu, chụp CT, MRI, chụp nhũ ảnh,..) và một số công tác khác nữa như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng,…

Đội ngũ bác sĩ tại DNA có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn liên kết với những trung tâm chuyên khoa về ung bướu của thành phố để trao đổi và hội chẩn khi cần thiết. Đặc biệt, DNA còn trực tiếp hội chẩn với các chuyên gia thế giới mang lại chẩn đoán chính xác, cho khách hàng.

Tầm soát ung thư gan diễn ra trong vòng khoảng vài giờ. Tuy nhiên tại Bệnh viện Quốc tế DNA, chúng tôi chú trọng không chỉ giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các gói tầm soát sức khỏe cần thiết bằng thiết bị hiện đại , với các chuyên gia kinh nghiệm , mà còn sắp xếp thời gian nhanh có thể. 

Để lại thông tin để được BS tư vấn thêm

Chúng tôi sẽ liên hệ trong vòng 24h

Câu hỏi 3 – Chị Yến Linh (Bình Dương)

Chào bác sĩ, gia đình tôi có mẹ bị mắc ung thư gan, vậy chúng tôi có nên đi khám hay không? Và ung thư gan có yếu tố di truyền hay không?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Về ung thư gan, nguyên nhân di truyền cũng đã được ghi nhận (đột biến gen B53 là một trong những yếu tố có di truyền). Tuy nhiên phần lớn dẫn đến ung thư gan là do các yếu tố nguy cơ như viêm gan siêu vi B, C, xơ gan,… 

Nếu gia đình chị Linh có người thân bị ung thư gan, tốt vẫn nên đi khám và tầm soát định kỳ để tìm ra nguyên nhân hoặc phát hiện sớm ung thư gan dù phần trăm rất nhỏ.

Câu 4 – Chị Minh Ánh (Thảo Điền, Quận 2)

Chào bác sĩ, tôi được biết có nhiều loại viêm gan như viêm gan A, B, viêm gan C. Vậy trong tất cả các loại viêm gan, thì viêm gan nào dễ dẫn đến ung thư gan ạ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan do viêm gan thì viêm gan đó phải là viêm gan mạn tính, dù là viêm gan A, B hay C.

Câu 5 – Anh Hoàng (Bắc Ninh)

Chào bác sĩ, men gan cao có dẫn đến ung thư gan hay không ạ?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Men gan cao cần xác định men gan có mức độ cao như thế nào. Men gan cao cũng có thể gây nên tình trạng viêm gan. Chúng ta cần xác định viêm gan cấp tính hay mãn tính, nguyên nhân men gan tăng do viêm gan mạn tính, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi B, xơ gan, tố aflatoxin vẫn có thể dẫn đến ung thư gan. Tuy nhiên vẫn cần xác định men gan cao nguyên nhân do đâu. Một số trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cũng có thể gây tăng men gan nhưng nguyên nhân này không dẫn đến ung thư gan. 

Câu 6 – Chị Tâm (Bình Phước)

Thưa bác sĩ, nếu như trong trường hợp phát hiện ung thư gan ở giai đoạn cuối, thì biến chứng gây ra sẽ như thế nào?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Khi phát hiện ung thư gan ở giai đoạn trễ hoặc giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn để điều trị. Thông thường sẽ không có phương thức nào điều trị bệnh hiệu quả khi bệnh đã tiến đến giai đoạn cuối, chỉ chăm sóc để giảm nhẹ bệnh. Bệnh nhân sẽ chịu đựng các triệu chứng nặng nề như vàng da, tắc mật,  xơ gan, không ăn uống, suy kiệt, khối u có thể lớn lên hoặc vỡ, có thể gây đau đớn cho bệnh nhân. 

Câu 7 – Anh Phong (Bình Thạnh)

Dạ bác sĩ ơi, tôi nhậu nhiều quá thì có bị ung thư gan hay không?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Không phải tất cả những ai nhậu nhiều đều bị ung thư gan, tuy nhiên những người nhậu nhiều thì nguy cơ cao dẫn đến ung thư gan nhiều hơn so với những người bình thường.

Những người nhậu nhiều và thường xuyên thời gian dài thì dễ dẫn đến tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan và dẫn đến ung thư gan. 

Câu 8 –  Chị Nguyệt (Thủ Đức)

Nếu như phát hiện mình bị ung thư gan thì chế độ ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt hằng ngày có cần lưu ý gì không?

ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường:  

Những người mắc ung thư gan trong giai đoạn trễ thường rất khó ăn uống. Với những bệnh nhân mắc ung thư gan trong giai đoạn sớm cần thận trọng trong các vấn đề về thuốc men, là những loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng của gan. Bên cạnh đó cần kiêng rượu bia, hạn chế chế độ ăn nhiều dầu đạm hoặc dầu lipid, dầu mỡ vì chúng ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa.

Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể tập thể dục đều đặn vừa phải mỗi ngày, tuy nhiên trong giai đoạn trễ cần tập thể dục vừa phải, tránh kháng sức. 

Xem chi tiết giải đáp của ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường qua video dưới đây:

Qua những chia sẻ và giải đáp thắc mắc rất cụ thể của ThS.BS CKII Nguyễn Đức Trường trên đây, hy vọng mỗi chúng ta sẽ chủ động yêu quý và chăm sóc sức khỏe của bản thân mình và người thân nhiều hơn trước căn bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng, tích cực hơn trong việc phòng ngừa và ngăn chặn căn bệnh từ sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. 

Để có những giải pháp phát hiện bệnh tật và phòng bệnh từ sớm, vui lòng gọi đến hotline 1900 2840 để được tư vấn sớm .

Thông tin liên hệ

Bệnh Viện Quốc Tế DNA
Hotline: 1900 2840
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tắt Quảng Cáo [X]