Mục lục bài viết
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thống kê ước tình toàn cầu có khoảng 1,13 tỷ người bị tăng huyết áp. Trong đó, cứ 4 nam giới thì có một người bị tăng huyết áp và cứ 5 người thì có một người tăng huyết áp. Tại Việt Nam, có đến 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Nhưng gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị.
Nếu không điều trị hoặc kiểm soát tốt tăng huyết áp sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm lên tim, não, thận và một số cơ quan khác, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong sớm ở bệnh nhân tim mạch.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (THA) xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch cao hơn so với bình thường, gồm có 2 trị số là huyết áp tâm thu (áp lực máu trong lòng mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực máu trong lòng mạch khi tim thư giãn). Theo đó cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg.
Nhiều người không biết mình bị cao huyết áp cho đến khi tình cờ khi khám bệnh định kỳ hay vì một lý do nào đó phải đo huyết áp thì mới phát hiện ra. Một số trường hợp cũng có biến chứng như hồi hộp, đổ mồ hôi, tim đập mạnh, nhức đầu trong chốc lát,….

Những biến chứng nguy hiểm khi không điều trị tăng huyết áp
Biến chứng nguy hiểm cho tim mạch
Tăng huyết áp lâu ngày không được kiểm soát sẽ phá hủy lớp nội mạc của động mạch vành, khi đó các cholesterol xấu (còn gọi là mỡ xấu) sẽ dễ dàng đi từ lòng mạch máu bám vào thành mạch, hình thành mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp mạch máu, động mạch vành.
Khi mảng xơ vữa động mạch bị vỡ sẽ hình thành cục huyết khối trong lòng động mạch vành, làm tắc động mạch vành gây tình trạng nhồi máu cơ tim. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội trước ngực, đổ mồ hôi, khó thở, cơn đau có thể lan đến cổ, sau lưng.
Các biến chứng nguy hiểm cho thận
Tăng huyết áp lâu ngày cũng có thể làm hư màng lọc thận, khiến bệnh nhân tiểu ra một loại protein mà bình thường không có, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận.
Gây biến chứng về mạch ngoại vi
Tăng huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể làm vỡ động mạch chủ dẫn đến tử vong. Tăng huyết áp còn có thể làm hẹp động mạch chân, động mạch đùi, động mạch chậu. Người bệnh phải dừng lại nghỉ chân khi động mạch chi dưới bị hẹp.
Biến chứng tiểu đường
Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường và cao huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người tăng huyết áp làm cho bệnh tiểu đường phát triển nhanh hơn, dễ dẫn tới biến chứng tiểu đường, gia tăng tỷ lệ tử vong. Nguyên nhân do tăng huyết áp cản trở dòng máu được lưu thông tới thận (gây tác động tới tiểu đường), từ đó dẫn đến biến chứng biến chứng võng mạc, mù lòa, thận. Ngược lại, đái tháo đường khiến huyết áp tăng nhanh, khiến tỷ lệ bệnh tim mạch, đột quỵ do tim mạch tăng gấp 2 đến 3 lần. Nếu chẳng may mắc cả hai bệnh này sẽ rất nguy hiểm.

Gây nhồi máu não, xuất huyết não, thiếu máu não, đột quỵ
Tương tự như hư mạch vành, tăng huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não. Mảng vỡ bị vỡ nứt vỡ hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu não làm chết một phần não, tình trạng này được gọi là nhồi máu não (nhũn não)
Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu nằm tại não vỡ ra tràn vào các nhu mô não. Tăng huyết áp làm tai biến mạch máu não khiến các mạch máu não không chịu nổi áp lực đến bị vỡ.
Khi hẹp động mạch cảnh, động mạch não do tăng huyết áp sẽ khiến lượng máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt hay có thể bất tỉnh. Ở người tăng huyết áp mà không hạ vào ban đêm, hạ quá mức hay tăng vọt bất cứ khi nào là các yếu tố bất lợi dẫn đến đột quỵ não. Tình trạng này khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng về thần kinh như lú lẫn, liệt nửa người, nói khó khăn,…