Mục lục bài viết
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây tử vong cho cả nam và nữ. Tuy nhiên căn bệnh này không có nhiều dấu hiệu đặc trưng để nhận biết. Vì thế chủ động phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ đáng kể cho căn bệnh nguy hiểm này.
1. Nói không với thuốc lá phòng ngừa ung thư phổi
Hút thuốc lá được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi. Theo ước tính các trường hợp ung thư phổi do hút thuốc lá chiếm 90% tổng số trường hợp ở nam giới và 65% ở nữ giới. Cứ mỗi khi bạn hút thuốc, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 lần so với người bình thường. Vì thế nếu bản thân bạn đang hút thuốc thì cố gắng giảm và tập cai từ từ, còn chưa bao giờ hút thuốc thì tốt đừng nên thử.

2. Hút thuốc thụ động
Hút thuốc lá thụ động là những người không hút thuốc có nguy cơ hít phải khói thuốc của người khác sẽ tăng lên. Sống với người hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên khoảng 20-30%.
Hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư phổi. Những người hít phải khói thuốc lá cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tương tự như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Nếu bạn sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy khuyên họ bỏ thuốc lá. Hoặc ít , hãy yêu cầu họ hút thuốc bên ngoài hoặc chủ động tránh xa. Bên cạnh đó, hãy hạn chế đến các khu vực nơi mọi người hút thuốc.
3. Bổ sung rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư phổi
Nghiên cứu cho thấy việc ăn hoa quả và trái cây thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi so với những người bổ sung một lượng thấp. Thêm hoa quả, trái cây vào chế độ ăn hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa ung thư tái phát, ung thư thứ phát và các bệnh mãn tính đang còn trong giai đoạn đầu
4. Tập thể dục thường xuyên với cường độ hợp lý

Tập thể dục thường xuyên với cường độ hợp lý không chỉ giúp tăng cường khả năng chống trả tự nhiên của cơ thể đối với các yếu tố hại mà còn khả thi trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, cải thiện mức độ hoạt động về thể chất và chất lượng cuộc sống.
Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường mức năng lượng và cải thiện hệ thống miễn dịch để giúp bạn khỏe mạnh. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý hay bị ung thư, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để đảm bảo tiếp tục các bài tập an toàn và phù hợp.
5. Cẩn trọng trước ô nhiễm không khí
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chỉ ra rằng, trong năm 2010, có 3,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí, trong đó có 223.000 người mắc ung thư phổi. Vì thế bạn cần có những biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động lên cơ thể:
– Thường xuyên vệ sinh nhà ở, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống
– Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan chức năng chứng nhận.
– Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ
– Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn
– Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp từ, bếp điện) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong
– Trồng thêm cây xanh giúp bầu không khí trong lành
– Thường xuyên cập nhật những thông tin chất lượng không khí từ những nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường.

6. Phòng chống các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi
Tiếp xúc với bức xạ cũng là yếu tố nguy cơ góp phần gây ung thư phổi. Xạ trị (gamma-ray, x-ray, …) cho bệnh nhân ung thư hay chụp cắt lớp cũng cần phải được xem xét. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng tăng. Nhân viên làm việc ở khu vực gần bức xạ nên được thông báo và có dụng cụ bảo vệ hợp lý.
7. Giảm lượng radon trong nhà
Radon là một loại khí phóng xạ xuất phát từ sự phân hủy uranium trong đất và đá. Nó thấm qua mặt đất và rò rỉ vào nguồn nước hoặc không khí. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng khí radon cao tại nơi làm việc hoặc trong nhà sẽ làm tăng số ca mắc và số ca tử vong do ung thư phổi.
Ở những người chưa bao giờ hút thuốc, khoảng 26% trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến việc tiếp xúc với radon. Giảm mức radon có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá. Vì thế, hạn chế radon trong nhà bằng cách tăng cường thông gió, lưu trữ nước trong bể trước khi sử dụng, sử dụng các máy làm sạch không khí, bịt kín các vết nứt trên sàn nhà, trên tường, hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà hoặc tầng hầm là rất quan trọng và có thể giảm được.
8. Thận trọng khi đang ở trong môi trường nhiều chất hại
Khi tiếp xúc với các chất như: Tia phóng xạ, amiang, asen, crom, cadmium, bồ hóng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Những chất này hay xuất hiện ở môi trường làm việc và người lao động tiếp xúc càng lâu với các chất này thì nguy cơ mắc ung thư phổi cũng ngày càng cao hơn, thậm chí là còn nghiêm trọng hơn so với những người nghiện thuốc lá. Vì thế, người lao động trong các xưởng, khu công nghiệp cần ý thức được điều này, tuân theo công tác bảo hộ an toàn lao động. Sau mỗi ca làm việc người lao động nên chủ động vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ và cẩn thận.
9. Để ý những dấu hiệu ung thư phổi
Trong giai đoạn đầu ung thư phổi thường không có dấu hiệu rõ ràng. Những người bị ung thư phổi không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng ung thư phổi có thể bao gồm: Đau ngực, khó thở, ho ra máu, cảm thấy mệt mỏi mọi lúc, nhiễm trùng ngực tái phát, đau ngực liên tục, chán ăn và sụt cân không rõ nguyên nhân.
giảm cân không rõ nguyên nhân
Một số thay đổi khác có thể xảy ra với ung thư phổi có thể bao gồm các đợt viêm phổi lặp đi lặp lại và hạch bạch huyết bị sưng. Do vậy, khi bạn có một vài các triệu chứng kể trên, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
10 . Chủ động tầm soát sức khỏe ngăn ngừa ung thư phổi
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới.
Năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong vì bệnh ung thư phổi, đây thực sự là con số đáng báo động.
Ung thư phổi không có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, nhưng điều quan trọng là bạn phải chú ý đến những thay đổi của cơ thể. Một số triệu chứng thường là ho dai dẳng và nặng hơn theo thời gian, khó thở, có máu trong đờm, nhiễm trùng ngực tái phát, đau ngực liên tục.
Bất cứ ai cũng nên đi tầm soát sức khỏe để phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng, là những người có nguy cơ cao thường xuyên hút thuốc lá, có tiền sử gia đình bị ung thư phổi. Ung thư phổi nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ sẽ kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, 90% ung thư phổi giai đoạn I có khả năng chữa khỏi. Ngược lại khi bệnh ở giai đoạn muộn, điều trị khó khăn và thời gian sống của bệnh nhân chỉ tính bằng tháng.