Cảnh báo nguy cơ tàn tật do thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối ngày nay không chỉ dừng lại ở đối tượng người lớn tuổi mà có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê của hội Cơ xương khớp Việt Nam, có 30% người trên 35 tuổi gặp tình trạng thoái hóa khớp và 60% người trên 65 tuổi mắc bệnh lý này. Thoái hóa khớp gối thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội khi tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% bệnh nhân bị thoái hóa khớp bị hạn chế về vận động, 25% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày. 

Block "8_banner-quang-cao-nk" not found

Trong tập 9 của chương trình tư vấn trực tuyến cùng bác sĩ với chủ đề “Cảnh báo nguy cơ tàn tật do thoái hóa khớp gối”, Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hóa khớp gối, nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả . Từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp cho chính mình và những người thân yêu. 

canh-bao-nguy-co-tan-tat-do-thoai-hoa-khop-goi-1
Bác sĩ CKI Mộc Thiên Hưng giải đáp về chủ đề: “Cảnh báo nguy cơ tàn tật do thoái hóa khớp gối”

1. Trò chuyện cùng bác sĩ

Dạ thưa Bác sĩ, để hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn thoái hóa khớp gối là gì ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương, bào mòn ở phần sụn khớp. Có 2 mặt sụn khớp quan trọng cần chú ý đó chính là phía dưới phần xương đùi và ở gần xương chày. Tuy nhiên phía sau có thêm một phần sụn khớp nữa là xương bánh chè. Ba xương này sẽ kết hợp lại với nhau, tạo thành gần như 3 mặt sụn. Khi một trong 3 mặt sụn này bị bào mòn sẽ gây ra tình trạng thoái hóa. Đặc biệt tình trạng thoái hóa còn liên quan đến thoái hóa dây chằng kế bên và các sụn chêm. Khi sụn và các dây chằng, sụn chêm cùng lúc thoái hóa sẽ làm mất đi sự dẻo dai, giữ vững cân bằng của khớp gối, gây cứng khớp, khiến người bệnh đi không vững.  

Dạ vậy những người bị thoái hóa khớp gối sẽ gặp thêm những triệu chứng nào nữa ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Những người bị thoái hóa khớp gối thường sẽ gặp các triệu chứng như:

– Đau khớp, cứng khớp: Tình trạng này thường gặp vào buổi sáng sớm ngay sau khi thức dậy, khi khớp bị cứng sẽ gây tình trạng đau nhói và đi lại khó khăn. 

– Sưng khớp gối: Khớp gối bị sưng lên, viêm nhiễm gây nên tình trạng tràn dịch khớp gối. 

– Dáng đi khập khiễng: Khi gối bị sưng đau, người bệnh không thể có dáng đi như người bình thường mà đi khập khiễng rất khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Dạ thưa bác, vậy những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp gối ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối bao gồm những nguyên nhân sau:

– Yếu tố di truyền: Mặt sụn khớp của người bị di truyền yếu hơn những người bình thường. 

– Thói quen, lối sống: Những người thường xuyên khuân vác nặng, khuân vác sai tư thế dồn lực nhiều lên khớp gối, hay những người thường xuyên chơi các môn thể thao ảnh hưởng trực tiếp lên khớp gối mà không có dụng cụ bảo vệ tích hợp. Chẳng hạn như tennis, chạy bộ, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, những môn thể thao thay đổi tư thế quá đột ngột. Vì thế, bạn cần có những giải pháp bảo vệ khớp của mình khi chơi những môn thể thao này, chẳng hạn như chọn cho mình những đôi giày chất lượng tốt và phù hợp, những dụng cụ bảo vệ cho khớp tránh bị chấn thương. 

– Quá trình lão hóa trong cơ thể: Khi càng lớn tuổi, tất cả máu đến nuôi các cơ quan đều bị giảm, và máu nuôi đến các tế bào sụn khớp cũng vậy. Các tế bào sụn gần như bị lão hóa đi, không sinh ra được những chất giúp khớp hoạt động trơn tru như thời còn trẻ, làm cho mặt sụn khớp bị giòn, dễ vỡ, dễ mòn hơn. Một người khỏe mạnh theo thời gian khớp cũng bị bào mòn khi lớn tuổi. Nếu kết hợp với thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ đẩy quá trình lão hóa khớp diễn ra nhanh hơn. 

– Những đối tượng có những bệnh lý bắt buộc phải sử dụng corticoid, khi sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ xương, sụn khớp. 

Dạ vậy thưa Bác sĩ, mình có thể dựa vào triệu chứng nào để biết được là đang có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối, có phải là khi xuất hiện những cơn đau ở khớp gối không ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Đau là triệu chứng mà bệnh nhân đến gặp bác sĩ nhiều . Tuy nhiên đừng để khi có triệu chứng đau rồi mới đi thăm khám, vì đa phần lúc này tình trạng khớp đã diễn tiến nặng, bị viêm hoặc trở nên thoái hóa. Để đảm bảo sức khỏe cơ xương khớp, mỗi năm hãy nên chủ động tầm soát thoái hóa khớp gối giúp phát hiện sớm bệnh khi triệu chứng chưa xuất hiện, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. Theo thống kê, đây là căn bệnh có tỷ lệ tàn phế đứng thứ 2 sau đột quỵ.    

Dạ vậy chúng ta có những biện pháp nào để phòng ngừa thoái hóa khớp gối thưa bác sĩ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Để phòng ngừa thoái hóa khớp gối, chúng ta nên hạn chế các tư thế khuân vác nặng thường xuyên, ngồi sai tư thế. Nếu đang cảm thấy khớp gối bị đau thì nên tránh các môn thể thao làm nặng thêm tình trạng đau khớp như cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn,…

Luyện tập các môn thể thao phù hợp, ăn uống đều độ để duy trì vóc dáng. Trên thế giới khuyến cáo rằng, đối với những người bị thừa cân, nếu giảm 10% trọng lượng cơ thể, triệu chứng trên khớp gối sẽ cải thiện rất nhiều. 

Thông thường đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở cấp độ 1, phương pháp điều trị thường đơn giản và thời gian hồi phục nhanh, có thể sử dụng thực phẩm chức năng theo chỉ định bác sĩ, nếu có điều kiện nên kết hợp bổ sung chất nhờn hoặc huyết tương giàu tiểu cầu. Ở cấp độ 2 khi khớp gối đã có sự bào mòn, bên cạnh các thực phẩm chức năng được bác sĩ chỉ định, chỉ định tiêm giải pháp tế bào được kết hợp để giúp phục hồi sụn khớp nhanh hơn, hiệu quả hơn. 

Là một thành tựu nổi bật trong ngành Y học tái tạo, giải pháp tế bào có thể khắc phục nhanh chóng và hiệu quả bệnh thoái hóa khớp không cần dùng thuốc, không phẫu thuật, nuôi dưỡng sụn khớp từ sâu bên trong mang đến sức khỏe ổn định lâu dài.

giải pháp tế bào sau khi chiết tách, nuôi cấy và hoạt hoá trở thành các giải pháp tế bào khỏe mạnh trong điều kiện phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy chúng vào phần xương sụn bị tổn thương. Lúc này các tế bào mới sẽ thực hiện chức năng sửa chữa, tái tạo và thay thế, xây dựng lại các mô lành mạnh, tái tạo lại các lớp sụn, giải quyết nhanh chóng cơn đau hiệu quả .

Như vừa chia sẻ, Bác sĩ có nhắc đến phương pháp giải pháp tế bào. Vậy bác sĩ có thể nói rõ hơn về quy trình sử dụng giải pháp tế bào cũng như những nơi nào điều trị thoái hóa khớp bằng giải pháp tế bào an toàn và hiệu quả không ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Giải pháp tế bào đã được ứng dụng thành công trên nhiều đất nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản. Quốc gia này đã có những công trình nghiên cứu về giải pháp tế bào được giải Nobel, được Hội đồng y học tái tạo báo cáo trên toàn thế giới. ứng dụng điều trị bằng giải pháp tế bào để phục hồi sụn khớp.

Hiện nay tại Việt Nam, Bệnh viện Quốc tế DNA ứng dụng giải pháp tế bào  với hệ thống phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO tại Việt Nam, nơi có thể nuôi cấy, tách chiết, sản xuất giải pháp tế bào đạt chuẩn. Trước khi đưa vào cơ thể, các sản phẩm từ tế bào đều trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị. 

2. Giải đáp thắc mắc

Câu 1 – Anh Nam (TP. HCM)

Tôi rất mê thể thao nhưng bị chẩn đoán là thoái hóa khớp gối, vậy bây giờ tôi có nên chơi thể thao nữa hay không?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Tùy vào tình trạng thoái khớp gối mà anh Nam có thể chọn cho mình những môn thể thao phù hợp. 

Với nhóm thể thao làm thay đổi tư thế khớp gối quá nhiều, quá đột ngột, gây áp lực lên khớp gối như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền. Nếu tình trạng thoái hóa khớp gối đang cấp độ 1 nhưng vẫn muốn tham gia các môn thể thao này thì anh Nam cần trang bị các biện pháp phòng hộ cho khớp gối, chọn những đôi giày thật tốt và phù hợp cũng như nên khởi động kĩ càng trước khi chơi. Trong trường hợp thoái hóa cấp độ 2 trở lên thì bác sĩ khuyến cáo không nên tham gia những môn thể thao này, tuy nhiên anh có thể tham khảo các môn thể thao như chạy bộ nhẹ nhàng dưới 30 phút, tập yoga, đạp xe đạp nhẹ nhàng. 

Câu 2 – Anh Hưng (Long An)

Tôi bị nhức khớp gối sau một vụ va chạm, vậy thì đây có phải thoái hóa khớp gối không?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Trường hợp của anh Hưng không rõ trước khi va chạm thì đã có tiền sử đau nhức khớp gối hay chưa. Nếu trước đây anh đã có các triệu chứng của thoái hóa khớp gối như đi lại nhiều cũng bị đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng hoặc phải duỗi chân vài cái mới đi được thì tình trạng đau nhức gối sau va chạm làm nặng thêm tình trạng thoái hóa khớp gối đã có sẵn trước đó, có thể làm tổn thương thêm dây chằng, sụn chêm gây đau nhức khớp gối hơn. Vì thế, tốt anh nên đi đến địa chỉ ý tế uy tín thăm khám sớm, xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Câu 3 – Chị Hoa (Hà Nội)

Mẹ tôi được chẩn đoán là thoái hóa khớp gối, thì có nên đi bộ tập thể dục mỗi ngày không ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Đối với tình trạng thoái hóa khớp gối cấp độ nhẹ 1,2, mẹ chị Hoa hoàn toàn có thể đi bộ tập thể dục được. Tuy nhiên nên chọn một đôi giày tốt và phù hợp, đi bộ tập thể dục với cường độ chậm và nên khởi động trước sẽ tốt hơn cho sức khỏe khớp gối. Sau mỗi 15-20 phút nên dừng lại nghỉ ngơi 5-10 phút rồi hãy đi tiếp 15-10 phút nữa, không nên đi quãng đường quá dài cùng một lúc sẽ không tốt cho khớp gối. 

Còn đối với tình trạng thoái hóa cấp độ 3,4 thì không khuyến cáo đi bộ khi đã có những chỉ định điều trị mổ từ bác sĩ.

Câu 4 – Chị Liên

Chồng tôi bị chấn thương khi chơi thể thao nhiều năm, muốn sử dụng giải pháp tế bào thì liệu trình điều trị như thế nào?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Hiện nay tại Bệnh viện Quốc tế DNA, quy trình điều trị thoái hóa khớp gối bằng giải pháp tế bào từ sẽ gồm 3 lần tiêm trong một liệu trình, mỗi lần tiêm sẽ cách nhau 1 tháng. Liệu trình tiêm gồm 3 lần sẽ mang đến hiệu quả tốt cho tình trạng thoái hóa của bệnh nhân. 

Câu 5 – Anh Thành (Bình Dương)

giải pháp tế bào sẽ hoạt động như thế nào khi tiêm vào khớp gối ạ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

giải pháp tế bào là một trong những thành tựu vượt trội của ngành Y học tái tạo. giải pháp tế bào sau khi chiết tách, nuôi cấy và hoạt hoá trở thành các giải pháp tế bào khỏe mạnh, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy chúng vào phần xương sụn bị tổn thương. Lúc này các tế bào mới sẽ thực hiện chức năng sửa chữa, tái tạo và thay thế, xây dựng lại các mô lành mạnh, tái tạo lại các lớp sụn, hỗ trợ các dây chằng hoạt khớp gối hoạt động tốt hơn, giải quyết nhanh chóng cơn đau hiệu quả .

Câu 6 – Chị Phương (TP.HCM)

Ba tôi được chẩn đoán thoái hóa khớp gối, đã phẫu thuật và đang dùng thuốc, hiện có thể sử dụng giải pháp tế bào hay không?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Trường hợp phẫu thuật khớp của ba chị Phương không biết là mổ thay khớp gối hay mổ nội soi. Với trường hợp phẫu thuật khớp gối toàn phần (nghĩa là thay thế khớp gối bằng khớp gối nhân tạo, bằng kim loại) thì giải pháp tế bào hoàn toàn không phát huy công dụng trong trường hợp này.  Đối với trường hợp mổ khớp gối bán phần hoặc cắt lọc khớp gối thì có thể sử dụng kết hợp thêm cùng giải pháp tế bào để tăng hiệu quả phục hồi khớp gối rất tuyệt vời.

Câu 7 – Chị Khanh

Mẹ tôi bị thoái hóa khớp gối, thoái hóa ở mức độ nào thì điều trị với giải pháp tế bào sẽ mang hiệu quả tốt ?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Thoái hóa khớp gối từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 (cụ thể là 3a) thì giải pháp tế bào có chỉ định tuyệt đối. Trên thế giới đã chứng minh sau khi thực hiện một liệu trình giải pháp tế bào 3 lần tiêm có thể giúp phục hồi một phần mặt sụn khớp, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

Câu 8 – Bác Bình (Thanh Hóa)

Tôi bị thoái hóa khớp gối, nhưng cảm thấy trong người rất mệt mỏi, cơn đau không giảm, bây giờ tôi nên làm gì?

Bác sĩ CKI. Mộc Thiên Hưng:

Tình trạng đau nhức khớp gối uống thuốc nhưng vẫn còn đau nhức nhiều thì anh Bình nên tìm đến địa chỉ y tế uy tín, nơi có trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau nhức: do viêm, tràn dịch khớp gối kích thích màng hoạt dịch gây đau hay sụn bị mòn mức độ vừa phải?. Tại DNA, với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp bằng giải pháp tế bào để khắc phục cơn đau hiệu quả .

Đối với những trường hợp thoái hóa nặng hơn như bị trơ xương dưới sụn thì việc tiêm giải pháp tế bào cũng mang lại hiệu quả rất thấp, gần như có thể phải can thiệp ngoại khoa.

Xem chi tiết giải đáp thắc mắc của Bác sĩ CKI Mộc Thiên Hưng qua video dưới đây: 

Qua những chia sẻ và giải đáp thắc mắc rất cụ thể của Bác sĩ CKI Mộc Thiên Hưng trên đây đã giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về bệnh lý thoái hóa khớp gối. Từ đó chủ động các biện pháp phòng ngừa, điều trị từ sớm bằng các phương pháp hiệu quả. 

Chương trình TRÒ CHUYỆN CÙNG BÁC SĨ sẽ được phát sóng trực tiếp vào lúc 10h sáng thứ 5 hàng tuần trên fanpage chính thức của Bệnh viện quốc tế DNA. Mọi thắc mắc về các bệnh lý cũng như phương pháp điều trị, xin mời quý vị nhắn tin trực tiếp vào hộp thư đến của chúng tôi hoặc gọi ngay hotline 1900 2840 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Ung thư phổi – Căn bệnh tử thần của cả nam và nữ giới

Ung Thư Đại Trực Tràng – Căn Bệnh Nguy Hiểm Phổ Biến Với Những Dấu Hiệu Cần Cảnh Giác

Thông tin liên hệ

Bệnh Viện Quốc Tế DNA
Hotline: 1900 2840
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tắt Quảng Cáo [X]