Mục lục bài viết
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm thứ 2, đứng sau ung thư vú mà chị em thường gặp phải. Theo ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có hơn 9000 ca mắc mới và có hơn 3000 ca tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 99%. Dưới đây là những nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung chị em không nên bỏ qua.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Nhiễm khuẩn virus HPV (Human Papilloma Virus)
Năm 2008, Harald zur Hausen là một nhà khoa học người Đức đã được trao Giải Nobel Y học vì công trình khám phá siêu virus Human Papilloma Virus (HPV), tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung.

HPV là một nhóm virus gồm hơn 150 loại virus liên quan. Một trong số chúng gây ra u nhú, thường biết đến là mụn cóc: Virus này có thể lây trên bề mặt da, miệng, cổ, họng, hậu môn, những lót bộ phận sinh dục. Các loại HPV khác nhau gây ra mụn cóc khác nhau trên các bộ phận trên cơ thể.
Đời sống tình dục không lành mạnh
Virus HPV có thể lây từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng âm đạo, hậu môn, bằng miệng. Những người có đời sống tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, quan hệ tình dục với bạn tình có nguy cơ nhiễm HPV cao sẽ dễ nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
Sử dụng lâu dài thuốc tránh thai đường uống
Nhiều chứng minh cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống OCs trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Mang thai nhiều lần
Phụ nữ mang thai 3 lần trở lên có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao hơn những phụ nữ mang thai 1-2 lần. Nguyên nhân là do sự gia tăng phơi nhiễm virus HPV với hoạt động tình dục. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến phụ nữ dễ bị nhiễm HPV hay ung thư dễ dàng hơn.
Tình trạng kinh tế
Một số phụ nữ thu nhập thấp không có điều kiện dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và đầy đủ gồm sàng lọc ung thư, xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV. Điều này có nghĩa là họ có thể không được sàng lọc sớm và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả từ sớm.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm ngừa vắc xin HPV
Theo khuyến cáo của , phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 và tốt là chưa quan hệ tình dục nên tiêm ngừa vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Loại vắc xin này có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung đến 80%, bạn cần tiêm đúng liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao .
Không quan hệ tình dục quá sớm và bừa bãi
Thuốc tránh thai chỉ nên sử dụng trong trường hợp thực sự cấp bách. Trong trường hợp nếu lạm dụng sử dụng thuốc uống tránh thai quá nhiều thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có việc gia tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý không nên mặc quần lót quá chật làm ảnh hưởng xấu đến “cô bé”, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, không nên quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt vì dễ yếu và bị viêm nhiễm trong thời gian này.

Tầm soát dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung hầu như không có triệu chứng rõ ràng, vì thế sàng lọc sớm có ý nghĩa quan trọng để phát hiện dấu hiệu và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, dù đã tiêm vắc xin HPV thì vẫn cần phải sàng lọc để phát hiện những tổn thương tiền ung thư và trong giai đoạn sớm nếu không may mắc bệnh.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế và bệnh viện thực hiện dịch vụ tầm soát dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn cần đến địa chỉ y tế uy tín, nơi có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên khoa, nhiều năm kinh nghiệm để kiểm tra và đưa ra kết quả chuẩn xác , nhanh chóng .