Mục lục bài viết
Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và các phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp ở người lớn tuổi.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp hay còn gọi là viêm khớp thoái hóa, là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhày giúp bôi trơn ở các khớp. Lúc này, do các tổn thương mà lớp sụn khớp bị mỏng đi dẫn đến tình trạng làm cho sụn khớp bị mỏng đi dần làm cho lớp xương dưới sụn không còn được bảo vệ. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức và hội chứng cứng khớp gây di chuyển và vận động khó khăn ở người bệnh.

Đây là một dạng bệnh lí có thể xảy ra ở hầu hết mọi khớp xương trong cơ thể, kể cả khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay, khớp cột lống sưng, khớp cổ…Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng thêm và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các dạng thoái hóa khớp thường gặp
Như đã nói, hầu hết các khớp xương tại các bộ phận khác nhau trong cơ thể đều có khả năng bị bào mòn và thoái hóa dần theo thời gian, vì vậy mà thoái hóa khớp có rất nhiều dạng biểu hiện. Một người có thể cùng lúc mắc một hoặc nhiều dạng thoái hóa khớp:
Thoái hóa khớp gối: là căn bệnh phổ biến là các dạng thoái hóa và chiếm đến hơn 80% nguyên nhân gây tàn phế ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp gối tạo ra gai xương và hốc xương dưới sụn làm cho bệnh nhân phải chịu các cơn đau dữ dội khi di chuyển.
Thoái hóa khớp háng: đây là hậu quả của quá trình viêm và mài mòn khớp kéo dài. Những tổn thương ở khớp háng làm giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,…
Thoái hóa khớp vai: đây là dấu hiện bệnh thường hợp ở người lao động chân tay thường xuyên khuân vác nặng nhọc. Bệnh thoái hóa khớp vai xảy ra khi các tổ chức của khớp vai bị tổn thương, viêm quanh khớp vai, phổ biến là do lớp sụn khớp vai bị ăn mòn.

Nhìn chung, các dạng thoái hóa khớp đều có biểu hiện và triệu chứng khác nhau song hậu quả nó gây ra là người mắc không quá khác nhau. Đó quả thực là một trở ngại to lớn cho người mắc bệnh trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Thoái hóa khớp – nỗi sợ vô hình của những người lớn tuổi
Thoái hóa khớp từ lâu được xem là nỗi ám ảnh của những người lớn tuổi bởi như đã nói, đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tàn phế. Bệnh thường xuất hiện muộn ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên, gần 80% người trên 75 tuổi) và xuất hiện sớm ở những ai vừa bước sang độ tuổi 40 nhưng thường xuyên lao động chân tay cực nhọc.

Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát Y khoa, bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở nữ giới (chiếm 80% trên tổng ca mắc bệnh). Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc của xã hội giờ đây đã khiến thoái hóa khớp không chỉ là nỗi sợ vô hình của những người lớn tuổi mà còn đang có xu hướng trẻ hóa dần. Nếu đúng như vậy, đây quả thực là hồi chuông đáng báo động đối với những bậc phụ huynh.
Nguyên nhân của căn bệnh thoái hóa khớp
Những tổn thương cơ bản và kéo dài của khớp xương mà nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa, tình trạng chịu áp lực nặng nề và tích tụ lâu ngày của sụn khớp dẫn đến căn bệnh thoái hóa khớp nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân chính của căn bệnh này:
Quá trình lão hóa tự nhiên: lão hóa vốn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Song đây là quá trình tự nhiên mà bất cứ ai cũng phải đối mặt và trải qua. Theo thời gian, các cơ xương khớp ngày càng yếu và liên kết lỏng lẻo dần, với sự tác động mạnh và bào mòn của quá trình lão hóa càng làm cho bạn dễ mắc bệnh.
Do tuổi tác: cũng như lão hóa, tuổi tác là vấn đề sinh học tất yếu mà con người phải đối mặt. Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa ngày càng mạnh mẽ. là đối với những người vừa bước sang ngưỡng 40.
Thói quen sinh hoạt: thoái hóa khớp còn xuất hiện do tính chất công việc, những người thường xuyên lao động nặng nhọc, di chuyển nhiều. Các thói quen xấu như ngủ sai tư thế, ngồi vẹo vai…lâu ngày cũng làm cho bệnh trở nặng hơn.
Ăn uống thiếu chất: một chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là uống nhiều bia mà thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh.
Làm sao để nhận biết mình bị viêm khớp thoái hóa?
Viêm khớp thoái hóa thường có các dấu hiệu mờ nhạt, không rõ ràng và rất dễ khiến cho người bệnh nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp và các cơn đau cơ học khác:
Đau mình, nhức mỏi: là dấu hiệu dễ nhận biết của viêm khớp thoái hóa, là khi người bệnh vận động và di chuyển. Về sau, dấu hiệu này ngày một trở nặng hơn kể cả khi bạn không hoạt động.
Sưng đỏ tại các khớp: các vị trí bị viêm thường có dấu hiệu sưng đỏ, u nề và đôi lúc gây đau khi chạm hoặc ấn vào.
Co cứng các khớp: cảm giác đau thường đi kèm với hiện tượng co cứng làm cho bệnh nhân khó cử động hoặc cử động vô cùng cứng nhắc.
Hạn chế vận động: cũng như các bệnh về xương khớp khác, viêm khớp thoái hóa cũng làm co cứng các cơ, khớp dẫn tới tình trạng người bệnh rất khó hoặc không thể vận động mạnh.

Có thể dễ dàng nhận thấy, điểm chung của căn bệnh thoái hóa khớp là các cơn đau buốt khó chịu mà hạn chế vận động của người bệnh.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả hiện nay
Thực đơn ăn uống khoa học
Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị Y khoa thì lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là nên xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học. Chế độ ăn uống khoa học giúp bạn có tinh thần thoải mái, tích cực hơn và góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Những loại thực phẩm mà người mắc bệnh thoái hóa khớp nên ăn nhiều để tốt cho sức khỏe như Omega 3 có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ…sữa tươi chứa nhiều vitamin, các loại rau có màu xanh đậm và các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, nho, kỉ tử…

Bênh cạnh đó, bạn nên nắm được các thực phẩm cần tránh để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức kéo dài và tỉ lệ bộc phát các cơn đau không rõ lí do. Đó là các loại thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ, nhiều đường và các chất kích thích.
Thực hiện các bài tập Yoga dành cho người thoái hóa khớp
Nhiều người thường nghĩ rằng một khi đã mắc bệnh và đau đớn khi di chuyển thì vận động hay tập luyện là điều không nên. Tuy nhiên đây là một quan niệm vô cùng sai lầm. Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, người mắc các bệnh về xương khớp đặc biệt là thoái hóa khớp cần phải siêng tập luyện thể thao để mau chóng phục hồi sức khỏe.

Có đến 8 bài tập Yoga dành cho người bệnh viêm khớp. Bài viết của chúng tôi giới thiệu cho bạn 1 tư thế cơ bản dành cho người mới bắt đầu:
- Bước 1: Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, đầu gối phải hơi uốn cong về phía sau.
- Bước 2: Tay phải giữ bàn chân phải cố định đưa gót chân về phần sau sao cho càng gần mông càng tốt.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 30 giây và lặp lại động tác với chân trái. Cố gắng thực hiện động tác 3 lần mỗi ngày và kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt.
Có thể nói, chỉ cần dành ra từ 15 – 30 phút tập luyện tại nhà mỗi ngày, các bài tập này không những tốt cho sức khỏe của bạn mà còn góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Điều trị dứt điểm thoái hóa khớp
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp có thể chữa trị bệnh thoái hóa khớp nhưng bạn nên lựa chọn giải pháp an toàn, tác động sâu vào bên trong giúp nuôi dưỡng sụn khớp, không phẫu thuật, không xâm lấn, không gây đau đớn.