Mục lục bài viết
Đối với những người mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm kéo dài thường sẽ đặt ra câu hỏi có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không? Mổ thoát vị đĩa đệm có an toàn hay không, nếu không an toàn thì phải điều trị bằng phương pháp nào để chấm dứt nỗi đau do căn bệnh này gây ra?
Mổ thoát vị đĩa đệm có an toàn hay không?
Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm kéo dài thì hiện nay các bác sĩ thường sử dụng phương pháp mổ. Tuy đã có nhiều thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ trong kỹ thuật mổ để giảm rủi ro cho người bệnh nhưng mổ thoát vị đĩa đệm vẫn có tỉ lệ rủi ro khá cao.

Một số rủi ro thường gặp khi mổ thoát vị đĩa đệm:
1. Chảy máu và nhiễm trùng sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật một số bệnh nhân có thể chảy máu khó cầm do nhiều nguyên nhân huyết áp hoặc bẩm sinh máu khó đông. Nhiễm trùng sau phẫu thuật chính là một trong những biến chứng thường gặp sau khi mổ.
2. Rối loạn cảm giác
Vì cột sống cổ và cột sống lưng là nơi có nhiều dây thần kinh đi qua cũng là nơi thường mắc thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy bệnh nhân rất có thể gặp phải những rối loạn cảm giác do các dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật.
3. Rối loạn chức năng
Các chức năng co thắt rất dễ mắc phải khi bệnh nhân phẫu thuật bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tình trạng kéo dài khiến các chức năng như vận động, chức năng tiểu tiện của bệnh nhân bị ảnh hưởng dẫn đến việc tiểu mất kiểm soát hay bí tiểu.
4. Nguy cơ bị liệt
Đây là một trong những biến chứng nặng nề của phương pháp mổ, tuy tỉ lệ điều này xảy ra là không cao nhưng vẫn có thể xảy ra khiến nhiều bệnh nhân lo lắng.
Tỉ lệ tái phát bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là thực hiện lấy đi khối thoát vị đĩa đệm các vùng cổ hoặc lưng để chúng không gây chèn ép vào rễ thần kinh, tủy. Nhiều bệnh nhân không còn cảm giác đau sau mổ là do trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã tiến hành các thủ thuật như gây mê tủy sống hoặc gây mê cục bộ.
Theo các nghiên cứu tiến hành theo dõi tỉ lệ tái phát bệnh của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tại một trường đại học y danh tiếng, có từ 5-15 % tái phát bệnh chỉ sau 6 tháng. Mức độ tái phát phụ thuộc vào các sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân, tuổi tác hoặc các tư thế không đúng…

Hiệu quả của phương pháp mổ đối với căn bệnh này cũng phụ thuộc vào mức độ thoái hóa của bệnh nhân, tình trạng hiện tại của người bệnh và tiến trình mổ có đúng hay không.
Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn
Nhận thấy được các biến chứng nguy hiểm do phương pháp mổ gây nên các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế DNA đã phát triển phương pháp điều trị bằng giải pháp tế bào. Phương pháp mới mẻ đối với những bệnh nhân cơ xương khớp tại Việt Nam những đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, tiêm phong là .

Liệu pháp này không phẫu thuật, không xâm lấn nên giúp bệnh nhân giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu hay ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể. giải pháp tế bào được sử dụng trong phương pháp điều trị này được nuôi cấy và chiết suất trong môi trường an toàn và đảm bảo chất lượng
Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ có thể can thiệp bằng các phương pháp tự nhiên như trị liệu bằng thuốc nam, tây dược hoặc các bài tập. Còn nếu tình trạng bệnh đã đi vào giai đoạn nặng hãy đến với Bệnh viện Quốc tế DNA để xóa tan lỗi lo do đâu nhức xương khớp vì thoát vị đĩa đệm.