Mục lục bài viết
Tại bệnh viện quốc tế DNA đã có pháp đồ điều trị bệnh viêm khớp thiếu niên sử dụng phương pháp an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng.
Viêm khớp thiếu niên là gì?
Viêm khớp thiếu niên là một loại viêm khớp ở trẻ em phổ biến ở trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của hiệp hội y tế Mỹ thì có tỉ lệ 1/1000 trẻ em mắc bệnh mỗi năm, lứa tuổi là từ 2-16 tuổi và trẻ em nữ thường sẽ gặp nhiều hơn trẻ em nam.
Những biểu hiện của bệnh viêm khớp thiếu niên

Biểu hiện lâm sàng
Có nhiều triệu chứng lâm sàng với diễn biến và tiên lượng khác nhau:
- Thể viêm khớp hệ thống (systemic arthritis)
- Viêm nhiều khớp với yếu tố dạng thấp (RF) âm tính (polyarthritis: seronegative)
- Viêm nhiều khớp RF dương tính (polyarthritis seropositive for rheumatoid factor)
- Viêm một khớp hay vài khớp (Oligoarthritis)
- Viêm khớp mở rộng (extended oligoarthritis)
Biểu hiện cận lâm sàng
Những xét nghiệm cận lâm sàng cho biết nguy cơ mắc bệnh ở thiếu niên
Máu lắng: thường tăng cao trong thể viêm khớp khởi phát hệ thống. Những thể viêm khớp khác máu lặng có thể không tăng hoặc tăng ở mức độ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.
Các xét nghiệm miễn dịch di truyền:
- Kháng thể kháng nhân dương tính trên 24 – 48% trẻ viêm khớp mãn tính, đặc biệt hay vài khớp có tổn thương viêm màng bồ đào.
- Yếu tố dạng thấp (RF) dương tính chỉ 5% trẻ viêm khớp mạn tính tuy nhiên rất có giá trị tiên lượng và phân loại bệnh: Thường viêm khớp mạn tính thiếu niên thể nhiều khớp có RF dương tính bệnh nặng hơn thể RF âm tính. RF dương tính thường ở trẻ gái lớn tuổi, ít gặp ở trẻ trai và trẻ nhỏ tuổi.

- Kháng nguyên HLA B27 thường gặp ở thể viêm cột sống dính khớp. Những trường hợp viêm cột sống dính khớp vừa có HLA B26 vừa có HLA-DR B1*08 thường có biểu hiện viêm mống mắt cấp tính.
- Allen DR*1104 thường gặp ở thể viêm một hay vài khớp.
- HLA DR4 thường dương tính trong thể viêm nhiều khớp
- X-quang: Thể viêm khớp có tổn thương nội tạng chụp X-quang xương khớp thường không có thay đổi.
Các yếu tố gây nên bệnh viêm khớp thiếu niên
Nguyên nhân chính gây bệnh là do rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công lại một vài tế bào và mô khỏe mạnh của cơ thể.
Có vài quan niệm cho rằng để đứa trẻ bị viêm khớp thì là do trẻ mang gen di truyền từ bố mẹ có khuynh hướng dễ bị viêm khớp và sau đó nhiễm một số loại vi rút làm đứa trẻ đó bị rối loạn hệ thống miễn dịch và phát bệnh viêm khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp thiếu niên
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Thuốc chống viêm không steroid. Được chỉ định ngay khi trẻ được chẩn đoán viêm khớp, dùng một trong các loại sau:
- Aspirin: liều dùng 75 – 90mg/kg cân nặng/ngày.
- Ibuprofen: có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Liều dùng: 35mg/kg/ngày (dạng viên), 45mg/kg/ngày (dạng siro) chia 3 lần.
- Naproxen: dùng cho trẻ từ 2 tuổi, dạng viên và dạng siro. Liều dùng: 20 – 30mg/kg/ngày chia 2 lần.
- Piroxicam: < 15kg: 5mg/ngày; 16-25kg: 10mg/ngày; 26 – 45kg: 15mg/ngày, > 46kg: 20mg/ngày. Uống 1 lần.
- Diclofenac: 1-3mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.
Phương pháp điều trị không sử dụng thuốc
- Thường xuyên thực hiện các liệu trình vật lý trị liệu.
- Ăn uống và vận động thể dục thể thao hợp lý.
Phương pháp điều trị tổng hợp
- Thuốc giảm đau: chỉ định theo sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Trường hợp dùng corticoid cần bổ sung vitamin D, canxi, kali.
- Lý liệu pháp: chiếu tia hồng ngoại vào những khớp hoặc đoạn cột sống tổn thương, ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút.
- Kết hợp kháng sinh khi có bội nhiễm.
- Bậc 1: thường dùng paracetamol, liều 10-15mg/kg/4 – 6 giờ.
- Bậc 2: Morphin yếu: Efferalgan Codein: không dùng cho trẻ dưới 15kg; trẻ từ 15 – 22kg uống liều 1/2 – 2 viên mỗi ngày.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Nên cân nhắc thận trọng khi dùng cho bệnh nhi. Trong quá trình sử dụng theo dõi chặt chẽ và lâu dài các tác dụng không mong muốn.
- Thay khớp nhân tạo: chỉ định trong trường hợp mất chức năng vận động nhiều.
- Nội soi khớp: rửa khớp hoặc cắt bỏ màng hoạt dịch dưới nội soi. Được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp kéo dài, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác đặc biệt là những khớp lớn như khớp gối, khớp khuỷu, cổ chân.