Tiền mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi nào? Dấu hiệu, cách phòng ngừa tiền mãn kinh sớm

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, người phụ nữ có sự chuyển biến rõ rệt về ngoại hình, tâm lý và sức khỏe. Vậy tiền mãn kinh ở độ tuổi nào? Có những dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa tiền mãn kinh sớm ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này để chủ động lắng nghe và cải thiện những vấn đề của tiền mãn kinh.

Block "8_banner-quang-cao-nk" not found

Giai đoạn tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh ở độ tuổi nào
Tiền mãn kinh là giai đoạn xuất hiện trước thời kỳ mãn kinh thật sự

Tất cả phụ nữ đều phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Khi nồng độ nội tiết tố estrogen suy giảm, đồng thời xảy ra sự mất cân bằng các nội tiết tố liên quan khác trong cơ thể sẽ dẫn đến hàng loạt những biểu hiện của tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh. Trong thời điểm này, nồng độ estrogen và progesterone đã giảm nghiêm trọng, kéo theo chu kỳ kinh nguyệt không đều, thưa dần dẫn đến vô kinh.

Trong trường hợp người phụ nữ không sinh con mà tình trạng không có kinh kéo dài tới 12 tháng chính là những dấu hiệu sớm của mãn kinh. Cùng với sự thay đổi về nội tiết tố, cơ thể người phụ nữ cũng có những biến đổi về làn da, vóc dáng, sinh lý.

Giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi nào của người phụ nữ?

Tiền mãn kinh bao nhiêu tuổi? Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và khảo sát thực tế, giai đoạn tiền mãn kinh của người phụ nữ không giống nhau nhưng chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi 40 – 55 tuổi. Quá trình tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 1 – 2 năm hoặc lên tới 7-8 năm trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Điều này phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố bên trong mỗi người phụ nữ.

Đa phần khi phụ nữ bước vào độ tuổi 40 sẽ phải đối mặt với tình trạng tiền mãn kinh. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu cũng như gặp nhiều vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm và tiền mãn kinh ở phụ nữ

Dấu hiệu tiền mãn kinh
Dấu hiệu tiền mãn kinh bao gồm: bốc hỏa, xuất hiện nếp nhăn, lão hóa và không còn ham muốn.

Tiền mãn kinh từ bao nhiêu tuổi được cho là sớm? Độ tuổi tiền mãn kinh sớm xuất hiện ở phụ nữ trước 40 tuổi. Ở độ tuổi này, người phụ nữ bị mất kinh thì được gọi là tiền mãn kinh sớm. Ở giai đoạn này, cơ thể phụ nữ có sự suy giảm về cơ quan và nội tiết sinh dục. Nội tiết estrogen và progesterone thay đổi đã gây ra những tác động trực tiếp tới cơ thể.

Dù tiền mãn kinh xuất hiện ở độ tuổi nào cũng sẽ gặp những triệu chứng sau đây:

Kinh nguyệt bị rối loạn: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lên thất thường, lúc ít, lúc nhiều, có tháng không có kinh,…

Âm đạo khô hạn, giảm ham muốn nhu cầu sinh lý: Hầu hết khi phụ nữ sống trong thời kỳ tiền mãn kinh đều có ít, thậm chí là không còn ham muốn. Hơn nữa, trong đời sống tình dục sẽ cảm thấy đau, rát, không đạt được khoái cảm, âm đạo rất dễ tổn thương, chảy máu. Do lúc này lượng estrogen giảm, không còn khả năng bôi trơn âm đạo.

Hay cáu gắt và bốc hỏa liên tục: Phụ nữ thường xuyên cáu gắt với mọi người xung quanh, kết hợp các cơn bốc hỏa kéo dài từ vài giây đến vài tiếng đồng hồ, liên tục trong nhiều ngày.

Rối loạn giấc ngủ: Giai đoạn tiền mãn kinh khiến chị em phụ nữ bị khó ngủ, thức giấc vào nửa đêm.

Da xuất hiện đốm nâu, nám, nhăn nheo và kém săn chắc: Biểu hiện này cũng rất thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nồng estrogen suy giảm khiến cho các khuyết điểm, lão hóa gia tăng.

Bị mắc các bệnh về xương khớp và tim mạch: Tiền mãn kinh cũng là yếu tố khiến phụ nữ không thể duy trì thể trạng sức khỏe tốt, dễ bị loãng xương, thiếu canxi và tim mạch không ổn định.

Hơn nữa, phụ nữ tiền mãn kinh gặp nhiều vấn đề về đường tiểu như: đái rắt, khó đi tiểu,…

Cách phòng ngừa tiền mãn kinh sớm

Phụ nữ nên thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa tiền mãn kinh sớm

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng tiền mãn kinh sớm, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đồng thời sử dụng thêm các loại thuốc, phương pháp trị liệu.

Phụ nữ nên thay đổi thói quen dinh dưỡng khoa học, hạn chế các chất kích thích, uống nước nhiều để đào thải độc tố, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.

Mãn kinh sớm không cần đến sự can thiệp của các phương pháp trị liệu mà tập trung vào làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa và kiểm soát. Cụ thể như:

  • Sử dụng thuốc Gabapentin, Clonidine : Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng co giật, bốc hỏa.
  • Thuốc ngăn ngừa loãng xương.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nhờ khả năng kiểm soát các cơn nóng bừng, thuốc này được sử dụng khi phụ nữ không thể bổ sung estrogen cho cơ thể.
  • Sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng có chứa estrogen từ thiên nhiên.
  • Sử dụng các liệu pháp tác động sâu vào bên trong, giúp trẻ hóa cơ quan nội tiết bên trong

Thông tin liên hệ

Bệnh Viện Quốc Tế DNA
Hotline: 1900 2840
Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
Email: info@benhvienquoctedna.vn
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Tắt Quảng Cáo [X]