Mục lục bài viết
Nguy cơ suy buồng trứng sớm ở phụ nữ
Buồng trứng sẽ tự nhiên ngừng hoạt động vào thời kỳ mãn kinh. Điều này xảy ra ở hầu hết phụ nữ khoảng 50 tuổi. Nếu điều này xảy ra sớm hơn, trước 40 tuổi, nó được gọi là suy buồng trứng sớm. Phụ nữ bước vào độ tuổi 40-50, số lượng nang buồng trứng bắt đầu giảm dần, buồng trứng lúc sơ sinh chứa khoảng 1 triệu nang đến chu kỳ kinh cuối của một người phụ nữ chỉ còn khoảng 1000 nang.
Rối loạn phổ biến nhất của buồng trứng là hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến 5–10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong buồng trứng đa nang, các nang trứng trưởng thành đến một giai đoạn nhất định, nhưng sau đó ngừng phát triển và không thể phóng trứng. Các nang này xuất hiện dưới dạng u nang trong buồng trứng khi siêu âm. Buồng trứng cũng có thể bị tổn thương do điều trị các bệnh lý khác, đặc biệt là hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.
Nếu một phụ nữ ngừng kinh nguyệt trong những năm sinh sản của mình, tình trạng này được gọi là vô kinh, có thể do tập thể thao quá cao độ, hoặc cố gắng ép cân và ăn kiêng cao độ để có thân hình hoàn hảo, hoặc căng thẳng tâm lý. Trong những trường hợp này, khả năng sinh sản có thể được phục hồi bằng cách giảm cường độ tập thể dục, tăng cân, can thiệp tâm lý, và cân bằng hormone và hỗ trợ chức năng buồng trứng bằng các liệu pháp Y học tái tạo.
Tế bào gốc và khả năng tái tạo buồng trứng
Nang buồng trứng là đơn vị cấu trúc của buồng trứng, chứa noãn được bao quanh bởi các tế bào sinh dưỡng. Sự tạo nang buồng trứng được bắt đầu khi còn trong bào thai từ các mầm nang. Sau khi được kích hoạt, các nang nguyên thủy tập hợp lại để phát triển và trở thành nang trưởng thành.
Bản thân buồng trứng cũng là một cơ quan có các tế bào gốc có khả năng phân chia, cùng với quá trình lão hóa, sự thay đổi của vật chất bên trong và vi môi trường bên ngoài các tế bào gốc này cũng suy giảm theo. Trong khi đó, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ngoại lai có khả năng tác động vào vi môi trường và mạng lưới tế bào gốc chưa phân chia ở buồng trứng, từ đó có thể hoạt hóa sự tạo thành các mầm của nang buồng trứng và góp phần tái tạo chức năng.
Tế bào gốc là các tế bào đa năng đặc biệt, có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong điều kiện thích hợp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu tiềm năng sử dụng của nhiều loại tế bào gốc khác nhau như là tiền thân để hình thành các đơn vị nang buồng trứng mới, hoặc kích hoạt các nang nguyên thủy trong buồng trứng để tăng chức năng của buồng trứng.
Cơ chế tế bào gốc tái tạo buồng trứng
Tế bào gốc trung mô có khả năng làm giảm các tổn thương mô, ngăn chặn xơ hóa do tái cấu trúc và sự hủy tế bào theo chu trình, tái tạo chức năng tế bào, tăng tạo vi mạch, tăng bảo toàn và phân chia các tế bào gốc tại chỗ. Do đó, liệu pháp tế bào sử dụng tế bào gốc trung mô có khả năng tái sinh buồng trứng cả về cấu trúc và khả năng tiết hormone.
Exosome là các túi có màng mỏng, có nguồn gốc nội bào được tiết ra bởi nhiều loại tế bào gốc khi các túi này tách ra khỏi màng tế bào và di chuyển trong dịch ngoại bào, kích thước dao động từ 40-100 nm. Các túi exosome chứa các thành phần vật chất của chính tế bào tiết ra chúng. Chúng có chức năng giao tiếp giữa các tế bào với nhau và điều hòa sự tồn tại và kiểu hình của tế bào nhận được chúng bằng các microRNA, mRNA và protein. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy exosome từ các tế bào gốc mang theo các protein và RNA đến các tế bào khác, từ đó thay đổi hoạt động các tế bào nhận và là nguyên nhân lý giải cho ứng dụng tế bào gốc vào điều trị các bệnh lý khác nhau. Nghiên cứu trên mô hình chuột suy giảm chức năng buồng trứng đã chứng minh các exosome từ tế bào gốc trung mô tách từ mô mỡ có thể phục hồi đáng kể các tổn thương buồng trứng. Nhóm nghiên cứu đồng thời cũng quan sát được số lượng nang buồng trứng tăng lên về số lượng và sự hồi phục nồng độ các hormone trong máu.Kết quả in vitro cũng cho thấy các exosome từ tế bào gốc có khả năng thúc đẩy tỉ lệ phân chia tế bào và ức chế sự tự hủy tế bào theo chu trình, các exosome này cũng làm tăng mRNA và hoạt hóa con đường SMAD và từ đó ức chế biểu hiện của Fas/FasL, caspase-3 và caspase-8.
Exosome đươc chứa trong các túi lớn hơn có tên gọi là secretome, các secretome từ tế bào gốc trung mô có thể chứa các protein, acid nucleic tự do, chất béo và các túi ngoại bào như exosome hoặc túi chứa vi phân tử. Hai cơ chế tái tạo của tế bào gốc trung mô gồm có khả năng biệt hóa đa năng để tạo thành các tế bào biểu mô và các tế bào khác, cũng như khả năng tiết ra các túi chứa yếu tố hoạt hóa, tăng cường sự tạo mạch, điều hòa phản ứng miễn dịch. Kết quả từ thử nghiệm điều trị với secretome của tế bào gốc trung mô gây cảm ứng biểu hiện tăng đáng kể các marker tạo mạch, như VEGF receptor 2, Tie2/Tek, VE-cadherin, endoglin và VEGF [9]. Tăng sự hình thành các vi mạch ở tổ chức mô bị tổn thương là bước đầu tiên cho sự hình thành và tái tạo các mô thay thế. Các tế bào gốc trung mô với khả năng biệt hóa thành tế bào biểu mô, tế bào pericyte bao quanh mao mạch và cả tế bào thành mao mạch.
Bảng tóm tắt các lựa chọn điều trị từ tế bào gốc và cơ chế phân tử, tác dụng thu được trên buồng trứng:
Lựa chọn điều trị | Cơ chế phân tử | Tác dụng |
Tế bào gốc từ dịch ối | Giảm cytokine gây viêm Giảm FSH Tăng AMH Tăng estrogen Tăng enzyme hyaluronic acid synthase | Chống hẹp nang trứng Giảm tổn thương mô qua hiệu ứng chống viêm |
Tế bào gốc cuống rốn | Tăng tạo mạch Giảm FSH Tăng AMH Tăng FOXO3a | Tăng sinh tế bào hạt granulosa Kích hoạt tạo thành nang trứng và phát triển |
Tế bào gốc nhau thai | Điều hòa dòng tế bào T (con đường PI3K/Akt) Tăng TGF beta Giảm INF gamma Tăng estrogen Giảm FSH | Tăng lưu lượng máu đến buồng trứng Ức chế sự tự hủy theo chu trình Giảm phản ứng viêm |
Tế bào gốc từ máu kỳ kinh | Tăng FGF2 Tăng estrogen Giảm FSH | Hoạt hóa sự tăng sinh tế bào Kích thích quá trình tái tạo Ức chế sự xơ hóa và tự hủy tế bào theo chu trình |
Tế bào gốc từ mô mỡ | Tăng cytokine Tăng biểu hiện gene Angpt1, Zcchc11 | Ức chế sự hủy các tế bào hạt granulosa Tăng số lượng nang và trứng Hoạt hóa sự tạo mạch |
Tế bào gốc từ tủy xương | Tăng estrogen Tăng AMH, Inhibin A, FSHR Tăng các yếu tố tạo mạch (con đường PI3K/Akt) | Chống hẹp nang trứng Hoạt hóa sự tạo mạch |
Buồng trứng khỏe mạnh là gốc rễ của sự cân bằng hormone
Các hormone giới tính nữ phần lớn từ buồng trứng sinh ra. Khi buồng trứng còn “trẻ khỏe”, hormone nữ trong cơ thể cân bằng, nhịp nhàng điều hòa giờ giấc sinh học và sinh lý nữ. Khi buồng trứng suy yếu, dù là do tuổi tác tự nhiên hay do suy buồng trứng sớm, đều góp phần dẫn đến sự mất cân bằng hormone nữ. Sự thiếu hụt, mất cân bằng hormone là nguyên nhân trực tiếp gây ra những triệu chứng khó chịu và suy giảm sinh lý thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Liệu pháp tế bào sử dụng tế bào gốc trung mô có khả năng tái sinh buồng trứng, đặc biệt là khả năng tiết hormone của buồng trứng – progesterone và estrogen (cụ thể là estrogen tốt – estradiol). Vì vậy, nuôi dưỡng buồng trứng – ngôi nhà sinh ra hormone là cách thuận tự nhiên và hiệu quả để có tình trạng nội tiết tố khỏe mạnh nhất cho mỗi người phụ nữ, dù họ đang ở tuổi nào.