Mục lục bài viết
Tiền mãn kinh là giai đoạn khó khăn đối với tất cả phụ nữ. Ngoài đối mặt với những thay đổi bất thường của cơ thể, họ còn phải chịu đựng những gánh nặng tâm lý nặng nề. Điều này đã khiến chị em phụ nữ hoang mang và lo lắng. Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc thường gặp về sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh. Giúp chị em chủ động nhận biết và kiểm soát tình trạng cơ thể mình.
1.Khái niệm giai đoạn tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là gì? Hiểu một cách đơn giản , giai đoạn tiền mãn kinh chính là quá trình chuyển đổi mãn kinh. Trong thời gian này, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt về chu kỳ kinh. Từ việc có kinh đều và diễn ra quá trình rụng trứng hàng tháng thì dần dần cơ thể ngưng tiết các nội tiết tố nữ, chấm dứt hành kinh, buồng trứng suy giảm. Khi bước giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ bị vô kinh và mất đi khả năng sinh sản.
2. Độ tuổi trung bình tiền mãn kinh
Nhiều người vẫn thắc mắc tiền mãn kinh ở độ tuổi nào? Độ tuổi tiền mãn kinh của người phụ nữ là không giống nhau. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển biến tiền mãn kinh rõ rệt là từ 40 -55 tuổi. Theo các khảo sát thực tế tại Việt Nam, giai đoạn tiền mãn kinh của người phụ nữ thường xảy ra trong khoảng độ tuổi từ 46 – 52 tuổi (số liệu nghiên cứu năm 2004).

Đối với một số trường hợp, người phụ nữ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh sớm ở độ tuổi ngoài 30. Giai đoạn tiền mãn kinh là cả một quá trình, các dấu hiệu của tiền mãn kinh có thể ít nhận biết hoặc thể hiện rõ rệt. Người phụ nữ phải mất một thời gian từ 1 – 5 năm mới có thể cảm nhận rõ ràng.
3. Các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh
Không phải người phụ nữ nào cũng gặp các triệu chứng tiền mãn kinh tương đồng nhau. Triệu chứng tiền mãn kinh phổ biến mà chị em gặp phải chính là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt. Trong 1, 2 đến 3 tháng, kinh nguyệt thưa và ít dần. Để xác định chính xác tình trạng tiền mãn kinh của mình, bạn hãy lắng nghe những thay đổi của cơ thể như:
Cơn bốc hỏa xuất hiện: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơn bốc hỏa của người phụ nữ kéo dài liên tục hoặc ngắt đoạn lên tới vài giờ đồng hồ.
Cơn vã mồ hôi: Đột nhiên cơ thể nóng bừng bừng, đổ mồ hôi thường xuyên kết hợp với hạ thân nhiệt, khiến chị em khó ngủ hoặc mất ngủ.
Đau nhức cơ thể: Thường gặp là vấn đề đau khớp bả vai, cột sống lưng, khớp tay, khớp chân,…Triệu chứng đau từ nhẹ đến nặng, từ cảm giác tê bì đến khó chịu, đau dữ dội. Chính điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Cảm xúc thay đổi thất thường: Khi bước vào giai đoạn này, người phụ nữ rất khó kiểm soát cảm xúc của mình, lúc buồn, lúc vui. Thậm chí, nhiều phụ nữ hay cáu bẳn, giận vô cớ, dễ bị kích thích bởi những lời nói và hành động của người khác.

Thay đổi làn da và vóc dáng: Không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, phụ nữ còn gặp những vấn đề về làn da như: da khô hơn, xuất hiện nhiều nếp nhăn, đốm nâu, nặng hơn là tăng sắc tố nám, tàn nhang. Cơ bụng, bắp tay, bắp chân kém săn chắc, tích tụ nhiều mỡ thừa.
Suy giảm chức năng tình dục: Giai đoạn tiền mãn kinh khiến phụ nữ giảm ham muốn trong đời sống vợ chồng do niêm mạc bị khô, teo nhỏ dễ đau, rát và tổn thương.
Ngoài ra, sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh cũng bị ảnh hưởng. Họ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
4. Các yếu tố gây tiền mãn kinh sớm
Tại sao có những người bước vào giai đoạn tiền mãn kinh muộn nhưng lại có phụ nữ phải trải qua tiền mãn kinh sớm? Điều này bị ảnh hưởng bởi những yếu tố:
Rối loạn di truyền: Rối loạn gen di truyền FMR1 gây ra tình trạng đột biến gen, khiến cho buồng trứng bị suy yếu, nhiễm sắc thể X bị suy yếu là nguyên nhân dẫn tới giai đoạn tiền mãn kinh sớm.
Di truyền từ gia đình: Phụ nữ sẽ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh sớm nếu như mẹ và chị em gái của họ cũng gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, tỷ lệ này không lớn.
Phụ nữ không sinh con: Các nghiên cứu về tiền mãn kinh đã chỉ ra, nếu người phụ nữ chưa từng sinh con sẽ phải trải nghiệm giai đoạn tiền mãn kinh sớm hơn.
Điều trị ung thư hoặc hóa trị: Với những phụ nữ phải trải qua quá trình chữa ung thư vùng khung chậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn tiền mãn kinh.
Mặt khác,với những người thường xuyên hút thuốc lá, giai đoạn tiền mãn kinh sẽ diễn ra trước 1- 2 năm so với những người phụ nữ khác.

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh nên chủ động thăm khám sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái và ổn định. Kết hợp bổ sung các loại thực phẩm chức năng có thành phần estrogen tổng hợp hoặc estrogen thực vật giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh. Trong trường hợp các triệu chứng tiền mãn kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của bạn thì việc tìm đến các trung tâm chữa trị là điều hoàn toàn cần thiết.