bệnh viện quốc tế dna
Hotline: 1900 2840 Từ thứ 2 - thứ 7: 8h00 - 17h00
Tư vấn cùng chuyên gia y tế

10 Dấu hiệu lão hóa của cơ thể bạn không nên chủ quan

Lão hóa là quy luật tất yếu trong vòng đời của mỗi con người. Lão hóa âm thầm tấn công cơ thể mỗi ngày với những dấu hiệu rất bình thường mà hầu như không ai để ý. Nếu bạn cứ tiếp tục lờ đi và không thực hiện các biện pháp cải thiện lão hóa thì sẽ sớm đối diện với nhiều bệnh tật và khiến nhan sắc tuột dốc không phanh. Dưới đây là 10 dấu hiệu lão hóa của cơ thể bạn không nên chủ quan.

1. 10 dấu hiệu lão hóa của cơ thể không nên chủ quan

1.1. Da khô

Da của bạn tiết ít dầu hơn khi bạn già đi. Da có thể trở nên khô và xỉn màu, đặc biệt là nếu bạn trên 40. Tuy nhiên, tình trạng khô da có thể xuất hiện sớm hơn trước tuổi 40 và sẽ trở nên nặng hơn khi bạn không chú ý chăm sóc, bổ sung độ ẩm cho da. Để ngăn ngừa da khô bạn nên uống nhiều nước, làm sạch da nhẹ nhàng và dưỡng ẩm tốt, đừng dành nhiều thời gian trong không khí khô.

Da khô xuất hiện sớm và thường xuyên trước tuổi 40 báo hiệu lão hóa cơ thể

1.2. Xuất hiện vết bầm tím thường xuyên và lâu lành

Xuất hiện vết bầm tím thường xuyên và lâu lành là một trong những dấu hiệu lão hóa cơ thể không thể bỏ qua. Da của bạn mỏng đi và mất chất béo khi lớn tuổi, các mạch máu cũng trở nên mỏng manh  hơn. Mạch máu dưới da sẽ dễ bị vỡ do té ngã hay va đập làm xuất hiện các dấu bầm tím. Đa phần các vết bầm tím sẽ biến mất sau 2 –  4 tuần. Nhưng nếu những vết bầm xuất hiện thường xuyên và lâu lành hơn bình thường thì chứng tỏ sức đề kháng của cơ thể đã bị giảm sút.

1.3. Đi bộ chậm

Khi đi bộ với những người cùng tuổi, bạn có luôn bị bỏ lại phía sau? Trên thực tế, tốc độ đi bộ bình thường của một người có thể là chỉ số đánh giá mức độ lão hóa. Vì chỉ số này cho biết cơ chân đang hoạt động như thế nào và có thể phản ánh tốc độ dẫn truyền thần kinh.

10-dau-hieu-lao-hoa-co-the-ban-khong-nen-chu-quan
Tốc độ đi bộ bình thường của một người có thể là chỉ số đánh giá mức độ lão hóa

1.4. Các vấn đề về trí nhớ

Những thay đổi nhẹ về trí nhớ đi cùng với sự lão hóa có thể bắt đầu sớm ở độ tuổi 40a. Bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để nhớ lại việc tối qua nhắc nhớ mình cần làm hoặc quên mất đồ vật đã để ở đâu trong thời gian ngắn. Trường hợp nặng hơn về vấn đề trí nhớ chính là các trường hợp mắc bệnh Alzheimer (Hội chứng suy giảm trí nhớ và mất các khả năng tư duy nghiêm trọng gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày), thường xảy ra ở sau độ tuổi 65. Tuy nhiên nếu cảm thấy mình hay quên thường xuyên ở độ tuổi sớm thì có thể cơ thể của bạn đang lão hóa nhanh hơn.

1.5. Vết đồi mồi

Những đốm màu nâu, đồi mồi thường xuất hiện nhiều trên mặt, bàn tay, cánh tay phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên nếu bạn gặp những đốm nâu, vết đồi mồi sớm trên mặt, tay thì có thể đang báo hiệu làn da của bạn đang lão hóa sớm hơn. Bạn nên chú ý khắc phục bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn bằng kem chống nắng, quần áo,…

1.6.  Đau khớp

Khả năng bạn bị viêm xương khớp sẽ tăng lên khi bạn già đi vì hệ thống cơ xương khớp bị lão hóa dần theo thời gian. Nam giới có xu hướng mắc các triệu chứng cơ xương khớp sau 45 tuổi và nữ giới sau 55 tuổi. Tuy nhiên hiện tượng đau khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tính chất công việc, thừa cân béo phì,…

Đau khớp có xu hướng trẻ hóa do các thói quen và lối sống không lành mạnh

1.7. Khó khăn hơn khi leo cầu thang

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp khó khăn khi leo cầu thang như đầu gối yếu hoặc thể lực kém. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn là do lão hóa khiến khối lượng cơ giảm dần và yếu đi. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó khăn khi leo cầu thang thì nên đi khám bác sĩ để loại trừ những vấn đề như bệnh tim hoặc viêm khớp.

1.8. Các vấn đề về tầm nhìn

Sau khi bước qua tuổi 40, bạn có thể gặp khó khăn khi nhìn cận cảnh mọi thứ, chẳng hạn như đọc menu. Nó được gọi là lão thị. Đôi khi, lão hóa gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

1.9. Sức mạnh tay yếu hơn

Một nghiên cứu trên tạp chí The Lancet cho thấy những người có lực nắm tay yếu có nguy cơ tử vong cao hơn 16% so với những người có lực nắm tay mạnh và ổn định. Khi cơ thể bị lão hóa, lực nắm tay sẽ yếu đi do khối lượng cơ bị suy giảm, khiến cơ bắp ở cẳng tay teo lại.

Mất lực ở cánh tay sớm có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp
Nếu bạn mất lực cầm sớm hoặc đột ngột, đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, tổn thương dây thần kinh hoặc một vấn đề sức khỏe khác.

1.10. Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt của bạn thường trở nên ít đều đặn hơn vào cuối độ tuổi 30 hoặc đầu tuổi 40. Đó là giai đoạn tiền mãn kinh, thời gian dẫn đến mãn kinh. Cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn. Điều đó có nghĩa là kinh nguyệt của bạn có thể nhẹ hơn và ngắn hơn, hoặc đến ít hơn.

Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay mất kinh xảy ra sớm hơn thì đây là dấu hiệu của suy buồng trứng sớm, buồng trứng bị lão hóa. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm sinh lý của người phụ nữ, ảnh hưởng tới chuyện chăn gối hàng ngày. Đáng lo hơn, hội chứng suy buồng trứng sớm  được coi là “thủ phạm” dẫn đến tính trạng hiếm muộn ở phụ nữ, có thể cản trở chức năng sinh sản ở nữ giới do trứng không thể sản sinh và phóng noãn để thụ tinh.

Bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt với những người đang trong giai đoạn lão hóa do tuổi tác hoặc vì lý do nào đó. Hãy chú ý thay đổi các thói quen có hại cho sức khỏe, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm bổ sung phù hợp. Ngoài ra, để có những cải thiện sự lão hóa hiệu quả cao hơn và duy trì trong thời gian dài lâu thì việc đầu tư sức khỏe từ sâu bên trong chính là việc quan trọng.

2. Các giải pháp chống lão hóa, duy trì thanh xuân hiện nay 

Chống lão hóa, phòng ngừa bệnh tật bằng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học

Muốn có một sức khỏe tốt mỗi người cần phải duy trì một lối sống lành mạnh. Đôi khi một thay đổi nhỏ về lối sống hàng ngày cũng có thể tạo nên những khác biệt lớn trong cuộc sống giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cùng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như trái cây, rau xanh, hoa củ quả, các loại đậu, cá,… tránh ăn thức ăn nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ nướng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol vì chúng sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn.

– Ngủ đúng giờ và đủ giấc 8 tiếng một ngày để giữ gìn sức khỏe

– Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày: Hãy dành ít 30 phút mỗi ngày để luyện tập một môn thể thao yêu thích và phù hợp để rèn luyện sức khỏe và bảo vệ cơ thể phòng các bệnh về tim mạch và hô hấp, nâng cao sức đề kháng

– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Tham gia kiểm tra, tầm soát sức khỏe đều đặn để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Sức khỏe là một món quà và không thể đánh đổi sức khỏe để lấy những điều khác. Vì vậy, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nếu có điều kiện hoặc 1 năm 2 lần để phát hiện bệnh sớm nếu có, từ đó có biện pháp ngăn ngừa và điều trị phù hợp.

Liệu pháp tế bào gốc, đột phá trong điều trị chống lão hóa, đẩy lùi bệnh tật

Liệu pháp tế bào gốc là giải pháp tiên tiến có mặt tại rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Nhật, Đức, Thụy Sỹ,… được ứng dụng trong việc đẩy lùi lão hóa, bệnh tật, duy trì thanh xuân.

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng phân chia vô hạn trong các tổ chức sống. Khả năng biệt hóa cao của tế bào gốc giúp thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hay tổn thương và tùy theo nguồn gốc mà chúng có thể biệt hóa thành bất kỳ dòng tế bào mong muốn nào phụ thuộc vào điều kiện của môi trường nuôi cấy.

Bằng cách sử dụng tế bào gốc tự thân từ cơ thể con người, chọn lọc lấy các tế bào trẻ khỏe, chất lượng , đem nuôi cấy lại phòng Lab để nhân lên hàng triệu, hàng tỷ tế bào, sau đó đưa ngược lại vào cơ thể con người giúp chống lão hóa toàn diện. Tế bào gốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ di chuyển đến từng cơ quan cụ thể thực hiện chức năng sửa chữa, thay thế, tái tạo, làm trẻ hóa toàn diện cơ thể từ trong ra ngoài. 

Việc đưa tế bào gốc vào cơ thể còn giúp tăng đề kháng, ngăn ngừa bệnh, khỏe hơn rất nhiều. Đó cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, giúp để mau lành vết thương. Nhờ đặc tính sản sinh ra các nhân tố tăng trưởng, tế bào gốc được ứng dụng cho việc phục hồi, duy trì sức khỏe các cơ quan như: Não, cơ, xương, máu, da và nhiều mô cơ quan khác. Từ đó làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân. Cơ chế của tế bào gốc là khi một vị trí tổn thương, tế bào gốc sẽ di chuyển đến để sửa chữa, làm lành vết thương đó. 

Có thể nói liệu pháp tế bào gốc là một thành công của nền Y học thế giới trong việc giúp con người kéo dài tuổi thọ và duy trì thanh xuân đến từ gốc. Mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ của con người, khi điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, chúng cần phải được nuôi cấy và bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt (thường là trong phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO), trước tiên là duy trì sự sống, sau đó là tăng sinh thành hàng triệu tế bào khỏe mạnh tương đương, mang đến hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người điều trị.

Theo Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, GMP giúp đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất một cách đồng và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng của chúng cũng như theo đúng các quy định của giấy phép lưu hành.

GMP (Good Manufacturing Practices) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

Để được chứng nhận GMP WHO, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế phải đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt nhân sự, thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng, quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm. 

Vì thế khi điều trị bệnh tật bằng liệu pháp từ tế bào gốc, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về các tiêu chuẩn về chất lượng nuôi cấy tế bào đạt chuẩn để mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chọn những bệnh viện uy tín có hệ thống phòng LAB đạt chuẩn, máy móc hiện đại cũng như đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Bệnh viện Quốc tế DNA sở hữu phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO

Tại Việt Nam Bệnh viện Quốc tế DNA là một trong những bệnh viện quốc tế đầu tư xây dựng hệ thống phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO tại Việt Nam, nơi đảm bảo sản xuất, tách chiết, nuôi cấy tế bào gốc đạt chuẩn với các thiết bị tối tân từ Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp, Đức,…

Để đạt được chứng nhận Phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO, Bệnh viện Quốc tế DNA đã trải qua 3 giai đoạn đánh giá:

– Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ (từ 2-3 ngày). Đánh giá phòng LAB giai đoạn đầu, xem xét những tiêu chuẩn còn thiếu và cần bổ sung để chuẩn bị cho đợt đánh giá tiếp theo.

– Giai đoạn 2: Đánh giá để xét lại các tiêu chuẩn còn thiếu, chuẩn bị và bổ sung kỹ càng cho đợt đánh giá chính thức

– Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức. Đây là đợt đánh giá quan trọng , tìm ra điểm phù hợp và chưa đạt chuẩn của phòng LAB so với tiêu chuẩn GMP WHO. Thời gian từ đợt đánh giá chính thức đến cấp bằng là 30-90 ngày.

Chứng nhận GMP WHO cho phòng LAB đạt chuẩn tại Bệnh viện Quốc tế DNA (Bản Tiếng Việt)

 

chung-nhan-GMP-WHO-tieng-anh
Chứng nhận GMP WHO cho phòng LAB đạt chuẩn tại Bệnh viện Quốc tế DNA (Bản Tiếng Anh)

Tùy thuộc vào mức độ thiếu sót, chưa đạt chuẩn mà đoàn kiểm tra có thể tự đến kiểm tra lại phòng LAB hay kiểm tra bằng chứng qua hình ảnh.

Trải qua 8 tháng nỗ lực không ngừng nghỉ để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, Bệnh viện Quốc tế DNA đã thành công nhận được chứng nhận chuẩn GMP WHO cho hệ thống phòng LAB vào ngày 13/7/2019. Đây là một cột mốc quan trọng, kết quả ngọt ngào cho hơn 240 ngày cố gắng hoàn thiện từ mặt nhân lực, trang thiết bị đến cơ sở hạ tầng tại phòng LAB, vì một mục đích chính là nâng tầm sức khỏe Việt bằng công nghệ hiện đại của y khoa.

Qua 3 giai đoạn, Bệnh viện Quốc tế DNA đã được chứng nhận đáp ứng đủ 5 tiêu chí để được cấp chứng chỉ Phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO. Cụ thể:

Con người:  là yếu tố quan trọng , quyết định các tiêu chuẩn khác, toàn bộ nhân lực tham gia quá trình sản xuất ra tế bào đều được kiểm tra, đánh giá , đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí cơ bản như: chấp hành đầy đủ quy định, nội quy, tiêu chuẩn chặt chẽ, khám sức khỏe định kỳ, không mắc bệnh truyền nhiễm, tuân thủ quy trình vệ sinh khép kín trong phòng LAB,…

Thiết bị: Tất cả các thiết bị liên quan đến quy trình sản xuất tế bào, đặc biệt là các thiết bị trực tiếp sản xuất như tủ an toàn, máy ly tâm,… đều được kiểm tra, đánh giá dựa trên tiêu chuẩn vệ sinh, hiệu chuẩn định kỳ, bảo dưỡng,…

Nguyên vật liệu: Kiểm tra tất cả nguyên vật liệu liên quan đến quá trình tách chiết mỡ như môi trường nuôi, bộ kit tách mỡ,…

Quy trình: Tất cả quy trình trong công đoạn sản xuất tế bào bao gồm quy trình tách chiết mỡ, quy trình vệ sinh, quy trình đánh giá kiểm tra chất lượng đều phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn đặt ra.

Môi trường: Môi trường phòng LAB và môi trường sản xuất tế bào đều phải đạt chuẩn về cấp độ sạch, tiệt trùng, nhiệt độ, độ ẩm, chênh áp,…

Qua thời gian hoạt động, Bệnh viện Quốc tế DNA được chứng nhận sở hữu phòng LAB đạt chuẩn GMP WHO tại Việt Nam, thành tích này cho thấy định hướng cũng như quyết tâm của đội ngũ nhân viên DNA trên hành trình mang y học hiện đại đến gần hơn với người Việt, vì mục đích phụng sự người Việt và vì tương lai khỏe đẹp hoàn hảo đến từng tế bào trong cơ thể.

Để tìm hiểu thêm các giải pháp chống lão hóa toàn diện, hãy liên hệ ngay với DNA theo thông dưới đây để được tư vấn sớm .

Thông tin liên hệ

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
- Hotline: 1900 2840
- Facebook: facebook.com/benhvienquoctedna
- Email: info@benhvienquoctedna.vn
- Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP.HCM

Tin liên quan

Nội tiết tố nữ cân bằng là cơ sở để sức khỏe của chị em …

Ở bất kỳ độ tuổi nào, làn da cũng cần được chăm sóc đúng cách …

Thâm quầng mắt là tình trạng vùng da dưới mắt sẫm màu hơn so với …

.
Đặt lịch hẹn
1900 2840
.